Bức tranh bất động sản năm 2022 lạc quan hơn khi các kịch bản doanh nghiệp đưa ra mặc dù sẽ vẫn thận trọng nhưng không quá bi quan…
Những tai ương của thương mại toàn cầu vào năm 2021 không chỉ do nguồn cung bị gián đoạn mà điều phức tạp là nhu cầu cũng dư thừa. Kích thích tài chính và tiền tệ ồ ạt, kết hợp với giãn cách xã hội, khiến người tiêu dùng say mê hàng hóa, từ máy chơi game đến giày tennis. Hè năm nay, chi tiêu của người Mỹ cho sản phẩm vật chất cao hơn 7% so với trước dịch. Ở các quốc gia khác, thiếu hụt hàng hóa cũng là do nhu cầu cao bất thường.
Vì vậy, để kinh tế trở lại bình thường, người tiêu dùng cần chi tiêu nhiều hơn cho các dịch vụ, như ăn uống tại nhà hàng và du lịch. Nhưng trớ trêu là các nền kinh tế đang bị cản trở bởi tình trạng thiếu lao động, khiến ngành dịch vụ khó phục hồi.
Các dự báo về thị trường BĐS năm 2022 đều phải phụ thuộc vào nhiều điều kiện, yếu tố và khó lường trước những diễn biến vĩ mô. Ở thời điểm hiện tại, giả định rằng tình hình dịch bệnh được kiểm soát tốt và chúng ta đã xác định sống chung với Covid-19, các hoạt động kinh tế – xã hội – du lịch sẽ từng bước phục hồi. Năm 2022, dự báo GDP của Việt Nam có thể lên đến 6.5 – 7,5%, tương đương mức GDP của năm 2019 trở về trước. Qua đó, thị trường bất động sản có thể diễn biến theo hướng.
Doanh nghiệp BĐS cần các giải pháp ứng phó với dịch bệnh mang tính chủ động và ổn định, hạn chế tối đa việc đóng mở các hoạt động kinh tế một cách đột ngột sẽ gây ra sự xáo trộn và tổn thất cho các bên. Áp lực tăng giá BĐS sẽ rất lớn bởi các lý do chính đã bắt đầu xuất hiện từ Quý 1/2021 (lạm phát, chi phí VLXD tăng, chi phí đầu vào tăng). Đặc biệt, từ Quý 2/2022, khi kinh tế phát triển mạnh trở lại (nhiều dự báo cho rằng GDP năm 2022 có thể lên đến 6.5 – 7.5%), Việt Nam hoàn thành mục tiêu tiêm chủng toàn dân (cho cả trẻ em), bất động sản sẽ càng có đà tăng giá.
Ngoài vấn đề về nguồn cung và sức cầu, giá cả, một số các dự báo về xu hướng chung của thị trường như khẩu vị mua bất động sản, sản phẩm, vị trí, hình thức đầu tư,… cũng rất đáng chú ý. Đó là: Về sản phẩm, theo ông Hoàn, đất nền các tỉnh giáp ranh vẫn là kênh đầu tư được ưu tiên hàng đầu, đặc biệt là những địa phương gần các công trình hạ tầng giao thông lớn, có quy hoạch/pháp lý đầy đủ sẽ luôn thu hút khách đầu tư.
Nửa cuối năm 2022, thị trường sẽ sôi động hơn với cả nguồn cung mới và sức mua. Tuy nhiên, sẽ không có sốt đất hoặc sốt bất động sản trong năm 2022 vì theo quan sát, có thể thấy Nhà nước đang kiểm soát tốt những yếu tố gây sốt hoặc bong bóng bất động sản như: chính sách tài chính, kiềm chế lạm phát, lãi suất và giá trị đồng nội tệ ổn định trong mấy năm qua, kênh đầu tư thay thế bất động sản cũng đa dạng hơn,…
Theo số liệu của Bộ Xây dựng về Nhà ở và Thị trường Bất động sản quý 3/2021, trong quý này, báo cáo từ các địa phương cho thấy lượng giao dịch bất động sản giảm mạnh. Trong đó, lượng giao dịch căn hộ chung cư, nhà ở riêng lẻ chỉ bằng 39% so với quý 2/2021, với 11.615 giao dịch thành công, tập trung chủ yếu tại Hà Nội, Đà Nẵng, Bà Rịa-Vũng Tàu, Hải Dương, Hưng Yên. Đối với đất nền, có 107.167 giao dịch thành công. Trong đó, tại miền Bắc có 10.421 giao dịch, tại miền Trung có 31.380 giao dịch, tại miền Nam có 65.366 giao dịch.
Các giao dịch thành công tập trung chủ yếu ở phân khúc đất nền, số lượng giao dịch bất động sản nhà ở cao cấp giảm hơn so với quý trước. Giá rao bán nhà ở, đất nền tại các địa phương nêu trên cơ bản vẫn ổn định, hầu hết giữ mức mặt bằng giá được thiết lập trong quý 2/2021, không có hiện tượng tăng mạnh hoặc giảm giá sâu.
Do quỹ đất nội thành khan hiếm, các dự án mới ở phân khúc trung cấp sẽ tập trung chủ yếu ở khu vực phía Đông và các quận ngoại thành. Quỹ đất trung tâm sẽ được ưu tiên phát triển các dự án nhà ở hạng sang và cao cấp. Giá nhà ở dự kiến sẽ duy trì đà tăng trung bình từ 3-7% trong năm 2022 ở các phân khúc. Đối với người mua nhà, các tiêu chí lựa chọn bất động sản cũng sẽ thay đổi nhiều sau những gì họ đã trải qua trong đại dịch. Theo đó, các sản phẩm với tiện ích cao cấp, không gian sống thoáng đãng và có kết nối với thiên nhiên sẽ được ưa chuộng.
Thị trường bất động sản Việt Nam về trung và dài hạn vẫn còn rất nhiều tiềm năng phát triển, với nhu cầu rất lớn nhất là tại khu vực đô thị. Trên thị trường văn phòng, lần đầu tiên các chuyên gia ghi nhận tỷ lệ trống giảm xuống kể từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát, đồng nghĩa đã có nhiều văn phòng được thuê hơn trong quý III. Trong khi đó, nhu cầu về không gian logistics tiếp tục tăng. Sự phục hồi trong lĩnh vực bán lẻ và khách sạn mang tính thị trường và phân ngành cụ thể, nhưng cũng có một số dấu hiệu cho thấy sự khởi sắc sắp đến. Nhìn chung, các chỉ số về tâm lý nhà đầu tư đang cho thấy những dấu hiệu tích cực, báo hiệu một năm 2022 đầy hứa hẹn.
Các thị trường vốn tiếp tục cho thấy sự phục hồi trên toàn cầu kể từ khi chạm đấy trong thời gian đại dịch bùng phát mạnh. Thậm chí, hoạt động đầu tư tại một số thị trường còn đạt mức kỷ lục trong quý III. Việc triển khai vốn mạnh mẽ trong quý vừa qua góp phần thúc đẩy khối lượng đầu tư bất động sản trong 9 tháng đầu năm đạt mức cao nhất lịch sử, 757 tỷ USD (tăng 50% so với cùng kỳ năm ngoái). Con số này chỉ kém 4% so với năm 2019, thời điểm đại dịch Covid-19 chưa xuất hiện.
Đợt bùng phát lần thứ 4 của đại dịch Covid-19 với diễn biến phức tạp khiến nền kinh tế nói chung và bất động sản nói riêng chịu tác động và thiệt hại nặng nề. Cơ chế chính sách được coi là một trong những “đòn bẩy” để thị trường bất động sản phục hồi sau đại dịch. Vậy những chính sách nào đã được ban hành để thúc đẩy thị trường?
Nhật Hạ
(Tổng Hợp)