Theo các chuyên gia, bản thân doanh nghiệp có thể tận dụng thời gian dịch bệnh như một cơ hội để tái cơ cấu và thay đổi chiến lược đầu tư.
Trong bối cảnh diễn biến dịch còn phức tạp thì triển vọng thị trường bất động sản nửa đầu năm 2021 vẫn sẽ có những diễn biến cần phải theo sát. Các doanh nghiệp bất động sản được dự báo sẽ vẫn bị ảnh hưởng trong giai đoạn này.
Đại dịch cũng có nhiều ảnh hưởng đáng kể đối với các doanh nghiệp bất động sản phát triển nhà ở. Hiện nhiều doanh nghiệp bất động sản trong nước gặp khó khăn về tính thanh khoản của thị trường. Các nhà đầu tư nước ngoài cũng thận trọng hơn trong việc rót vốn mặc dù nhu cầu tìm cơ hội dự án vẫn hiện hữu.
Do tác động dịch bệnh, năm nay kinh tế không dư dả như các năm trước, nhà đầu tư không nhiều vốn để đổ vào thị trường nên khó xảy ra tình trạng giao dịch tăng trưởng nóng.
Phân khúc văn phòng và bán lẻ cũng chịu sự ảnh hưởng nặng nề khi nền kinh tế toàn cầu còn nhiều bất ổn. Đối với tài sản là văn phòng, nhu cầu thuê mới và mở rộng diện tích văn phòng có phần chững lại. Phân khúc bán lẻ bị ảnh hưởng khi các trung tâm mua sắm đang gặp khó khăn để duy trì lượng khách vì người tiêu dùng hạn chế chi tiêu trong thời kỳ suy thoái toàn cầu.
Nhà đầu tư đang ngày càng thận trọng hơn với bất động sản. Giai đoạn vừa qua, thị trường xuất hiện không ít thông tin chưa tốt liên quan đến pháp lý cũng như chất lượng dự án, làm nhiều người mua hoang mang. Trong khi đó, sự cạnh tranh từ các kênh đầu tư khác lại rất gắt gao. Nhà đầu tư cân nhắc yếu tố an toàn lên hàng đầu, dòng tiền đang và sẽ tiếp tục nghiêng về kênh đầu tư vàng, đô la, hoặc đầu tư ngắn hạn vào chứng khoán để trú ẩn. Trên thị trường BĐS bên cạnh các NĐT cơ hội, NĐT lướt sóng, NĐT chuyên nghiệp thì còn có NĐT vốn lớn. Đây là đối tượng sẽ xuất hiện rõ nhất lúc thị trường BĐS chững lại.
Thị trường bất động sản gặp khó khăn sẽ có sự điều chỉnh. Bất động sản đang khó khăn nhưng vẫn là ngành kinh tế có tính chất lan tỏa sang các ngành khác, dần trở thành nên một ngành sản xuất trong nền kinh tế. Hiện nay, bất động sản không phải là ngành kinh doanh siêu lợi nhuận như trước nhưng vẫn hút vốn rất mạnh vì nhu cầu mua bán lớn, giá sản phẩm tăng.
Trong khi nhu cầu nhà ở cho người dân và đầu tư kinh doanh bất động sản tại các đô thị lớn trên cả nước vẫn ngày một tăng cao thì số lượng dự án mới được phê duyệt đầu tư rất hạn chế. Chỉ các dự án đã được khởi công ở giai đoạn trước từ từ nhỏ giọt cung cấp sản phẩm cho thị trường.
TS Sử Ngọc Khương, Giám đốc cấp cao Savills Việt Nam cho hay, những NĐT có tiền lớn thực sự thời điểm này họ khá cân nhắc trong việc bỏ tiền ra nhưng lại rất biết nắm bắt cơ hội. Nếu những dự án mà nhiều NĐT khác đang bị ngợp tài chính, không tiếp tục đóng được tiền nữa thì đây sẽ là cơ hội cho các NĐT có tài chính mạnh “nhảy vào”.
“Cơ cấu nguồn cung phân khúc nhà ở cũng có sự thay đổi, không tương thích với nhu cầu. Tại TP. Hồ Chí Minh, phân khúc nhà ở giá rẻ (dưới 25tr/m²) đã biến mất, còn tại Hà Nội tỉ trọng của phân khúc này cũng không đáng kể. Vì vậy, những người có thu nhập thấp như cán bộ, công nhân viên, người lao động đang mất dần khả năng sở hữu nhà”, ông Đính cho biết.
Cũng theo ông Đính, nguồn cung khan hiếm trong bối cảnh lực cầu tăng cao khiến giá căn hộ có nhiều biến động. Đặc biệt, tại TP. Hồ Chí Minh, thời gian qua giá nhà ở tăng cao bất chấp ảnh hưởng của dịch bệnh Covid 19. Điều này là bất thường, tạo nên cơn sốt cho thị trường khu vực và nguy cơ cao xảy ra bong bóng bất động sản. Rõ ràng, một thị trường như vậy tiềm ẩn nhiều nguy cơ phát triển không bền vững, gây nên những bất ổn về kinh tế, tài chính,…
Thị trường bất động sản trước khi có dịch bệnh Covid-19 đã có nhiều khó khăn, nhất là về nguồn cung mới. Nguồn cung sụt giảm mạnh nhất là ở 2 thị trường lớn Hà Nội và TP.HCM. Khi nguồn cung bất động sản giảm, nhà đầu tư cũng dần dịch chuyển dòng tiền vốn sang đầu tư theo hướng khác.
Phân khúc nhà phố cho thuê tại TPHCM vẫn đang chịu những ảnh hưởng tiêu cực. Theo ghi nhận, nhiều mặt bằng tại các khu phố vốn rất sầm uất và cao cấp của TPHCM vẫn đang trong tình trạng treo bảng cho thuê hoặc sang nhượng.
Để kích cầu thị trường trong giai đoạn khó khăn như hiện nay, một số doanh nghiệp BĐS đã áp dụng các chương trình ưu đãi, đơn cử như tăng chiết khấu sản phẩm, tặng quà đi kèm hoặc giảm trực tiếp vào giá nhà ở.
Tại một số mặt bằng nhà phố kinh doanh dịch vụ tại khu vực trung tâm như đường Bùi Viện, Hai Bà Trưng,… (quận 1), dù đã treo bảng sang nhượng, cho thuê nhiều tháng qua nhưng vẫn chưa tìm được người thuê. Theo khảo sát, giá chào thuê mặt bằng ở trung tâm quận 1 đang giảm ở mức 15-30% nhưng thị trường vẫn rất ảm đạm.
Trong bối cảnh đại dịch Covid 19 khó khăn, lượng hàng tồn kho lớn ảnh hưởng đến tính thanh khoản, là cục nợ, trở thành gánh nặng cho doanh nghiệp và cho cả nền kinh tế, thậm chí làm phá sản doanh nghiệp nếu không thể biến lượng hàng tồn thành tiền và giảm nợ.