Kể từ đầu năm tới nay, giá vật liệu xây dựng, bao gồm sắt thép, gạch đá, xi-măng;… cũng tăng với tốc độ phi mã cũng “chung tay góp sức” khiến giá căn hộ liên tục phá kỷ lục giá.
Theo dự báo của Hiệp hội thép Việt Nam, Hiệp hội xi-măng Việt Nam, giá bán của các vật liệu xây dựng cơ bản nhiều khả năng vẫn sẽ tiếp tục tăng trong quý II/2021, thậm chí lan sang quý III/2021. Do đó, các nhà thầu hiện nay cần phải nắm bắt được tình hình giá cả của thế giới, để có tầm nhìn dài hạn tham gia đấu thầu các dự án sử dụng ngân sách Nhà nước. Nếu các gói thầu trọn gói, không thể thương thảo được, thì các doanh nghiệp xây dựng nắm chắc lỗ nặng, thậm chí là phá sản.
Việc giá vật liệu tăng đột biến, cũng khiến doanh nghiệp phải xem xét việc điều chỉnh giá nhà và phải giải trình cho khách hàng hiểu. Tùy từng kết cấu công trình, giá nhà có thể tăng quanh mức 20%. Giá nhà ở, chung cư tăng mạnh trong thời gian tới, do tác động của giá vật liệu leo thang là điều hiển nhiên. Không chỉ giá vật liệu tăng cao, mà ngay cả giá nhân công xây dựng cũng tăng theo.
Giá thép thành phẩm tại thị trường trong nước đã tăng 30% – 40% so với cuối năm 2020. Trong đó, giá thép cuộn Hòa Phát tăng từ 14.570 đồng – 15.100 đồng/kg lên 16.800 đồng – 17.000 đồng/kg. Tương tự, thép Việt Đức, cũng tăng 14.800 đồng – 15.000 đồng/kg, lên 16.700 – 16.800 đồng/kg; thép Việt Ý tăng từ 14.760 đồng/kg lên ngưỡng 16.900 đồng/kg;…
Trong khi đó, giá xi măng trong nước cũng tăng từ 15% – 20%, chỉ trong 4 tháng đầu năm 2021. Cụ thể, xi măng Long Sơn, Hoàng Long tăng gần 40.000 đồng/tấn, có giá 1,34 – 1,41 triệu đồng/tấn. Xi-măng Hoàng Thạch tăng 30.000 đồng/tấn, có từ 1,2 – 1,55 triệu đồng/tấn. Xi-măng Phúc Sơn tăng tăng 40.000 đồng/tấn, có giá từ 1,37 – 1,42 triệu đồng/tấn;.
Mặt bằng chung giá các loại vật tư hiện nay tăng khoảng 25% so với thời điểm đầu năm 2021. Trong đó, tăng cao nhất là sắt-thép, chiếm khoảng 20% tỷ trọng xây dựng nhưng hiện tăng từ 40-45%. Việc tăng giá như vậy kéo theo hàng loạt hệ luỵ, ảnh hưởng lớn đến tiến độ thực hiện công trình. Giá cả BĐS đối diện nguy cơ tăng giá.
Theo Bộ Xây dựng, tại Hà Nội, giá các căn hộ bình dân và giá rẻ tiếp tục tăng bình quân khoảng 2% – 3% so với thời điểm cuối năm 2020. Trong đó, những căn hộ trước đây có giá 20 triệu đồng/m2, thì nay đã tăng lên 25 triệu đồng/m2. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới việc giá nhà ở tại Hà Nội và TP.HCM không ngừng tăng giá, như lợi dụng nguồn cung khan hiếm, giới “cò” đất tranh thủ đẩy giá nhà ở lên cao; hoặc do tác động của bảng giá đất mới,…
Chi phí mua thép xây dựng chiếm khoảng 28% chi phí xây dựng 1 căn hộ chung cư và khoảng 35% chi phí xây dựng 1 căn nhà liền kề. Như vậy, giá thép tăng đến 40%, tác động lên giá bán nhà không nhỏ. Khi giá cả tăng đột biến, vượt quá chi phí dự phòng cũng sẽ ảnh hưởng đến vùng giá BĐS CĐT đưa ra thị trường.
Bản thân chủ đầu tư cũng phải cân đối để đảm bảo lợi ích giữa nhà thầu để giúp sản phẩm đưa ra thị trường đúng theo tiến độ đã cam kết với người mua. Nếu giá cả vật liệu cứ tăng tiếp, người mua sẽ là người mua nhà cuối cùng phải chịu.
Kiên Cương