Nguồn hàng tại các dự án bất động sản do doanh nghiệp triển khai tiếp tục không có nhiều thay đổi, khan hiếm nguồn hàng mới tại các đô thị lớn vẫn diễn ra. Tại các địa phương khác, nguồn hàng đưa ra thị trường chủ yếu nằm ở các dự án đã triển khai trước đó.
Về giá bất động sản 3 tháng cuối năm, 45% khách cho rằng thị trường không giảm giá và 55% tin giá sẽ giảm. Điều này nói lên xu hướng tâm lý chờ đợi bất động sản giảm giá ngày càng nhiều của giới đầu tư.
Còn tại TP.HCM, giá nhà riêng có sự tăng trưởng khá tốt từ năm 2017 đến giữa năm 2019 và giá có xu hướng đi ngang, hơi giảm từ giữa 2019 đến nay. Do đó, giá nhà riêng tại TP.HCM dự báo sẽ giảm khoảng 2% trong những tháng cuối năm 2020. Đối với phân khúc chung cư ở TP.HCM lại có sự tăng trưởng đều đặn, kể cả thời gian diễn ra dịch bệnh.
Áp lực tăng nhu cầu đầu tư để hiệu quả sử dụng tiền tăng cao thay vì để trong ngân hàng suốt thời gian dài với lãi suất thấp; Hiện tượng săn tìm đất đai trong dân ở những địa phương bị đồn thổi thông tin sẽ có chiều hướng gia tăng. Những điều này vô tình tạo ra nhiều thị trường giao dịch không chính thống, không được kiểm soát. Đặc biệt là tạo bong bóng giá cả và thị trường ảo.
Còn theo báo cáo của CBRE, giá bán trung bình toàn thị trường trong cả năm 2020 được kỳ vọng tăng 5% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó phân khúc cao cấp và hạng sang được dự báo sẽ có tốc độ tăng trưởng khoảng 3% so với cùng kỳ năm trước. Các dự án trung cấp dự kiến có mức tăng giá khoảng 5% so với cùng kỳ với mức giá đã tăng nhanh trong hai quý đầu năm.
Khu vực Thủ Đức, quận 9 giá chung cư bình dân cũng đang tăng lên mức từ 25-27 triệu/m2. Với mặt bằng thu nhập còn tương đối thấp, việc giá nhà trên địa bàn Tp.HCM tăng cao khiến nhiều người khó khăn hơn trong việc tìm chốn an cư nên phải đổ về các tỉnh lân cận. Trong khi đó, hầu hết các chung cư ở Bình Dương, Đồng Nai thường có giá dao động từ 16-22 triệu đồng/m2, tầm 1,5 tỷ đồng/căn đổ lại.
Trước khuyến cáo dừng cấp phép mới condotel của Bộ Xây dựng, nhiều địa phương vẫn băn khoăn, chưa có quyết định cuối cùng vì vướng luật. Nhất là theo báo cáo của Hội Môi giới bất động sản Việt Nam cho thấy, thị trường condotel đang có dấu hiệu “đóng băng” bởi ảnh hưởng của 2 đợt dịch Covid-19.
Dự án condotel không chỉ chịu sự quản lý của luật xây dựng mà còn liên quan đến luật dư lịch, kinh doanh khách sạn – nghỉ dưỡng… Trong khi Bộ Xây dựng khuyến cáo ngừng cấp phép nhưng lại không đưa ra được những căn cứ pháp lý cụ thể.
Thống kê cho thấy có đến 2/3 các dự án có sản phẩm đang chào bán trên thị trường không phát sinh giao dịch. Những khu vực dẫn đầu về thị trường condotel như Quảng Ninh, Đà Nẵng, Phú Quốc, Bình Thuận,… đều có số lượng giao dịch ở mức rất thấp.
Tiếp đó, vẫn còn đó những tâm lý e ngại, mất niềm tin của khách hàng, nhà đầu tư bởi sự phá vỡ cam kết ở một số dự án du lịch, nghỉ dưỡng. Hội môi giới cũng cho biết, điểm sáng trong thị trường bất động sản du lịch nghỉ dưỡng 9 tháng đầu năm là giai đoạn cuối tháng 9/2020. Thời điểm này, đã thấy dấu hiệu tái khởi động và chào hàng mạnh mẽ của các Dự án Du lịch nghỉ dưỡng. Điển hình như tại các địa phương: Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An, Bình Định, Phú Yên, Ninh Thuận…
Ghi nhận từ thực tế cho thấy, trước tình trạng lao đao của thị trường bất động sản nghỉ dưỡng, nhiều khách hàng bắt đầu lo lắng, chùn tay trong giao dịch, thậm chí đua nhau cắt lỗ, tháo chạy. “Chính chủ bán cắt lỗ căn hộ condotel”, “cần tiền bán hoàn vốn căn hộ khách sạn”… là những thông tin rao bán nhộn nhịp trên mạng internet trong thời gian qua. Từ Đà Nẵng, Phú Quốc, Khánh Hoà… đều nhan nhản những tin rao bán cắt lỗ có khi đến hàng trăm triệu. Trong đó, xác định đây có phải là thị trường để mua đi bán lại các sản phẩm như đầu tư bất động sản nhà ở hay không.
Ngoài ra, cần phải qui hoạch đô thị bài bản, đầy đủ, đồng bộ, kết nối giao thông. Đặc biệt, cần sớm hoàn thiện qui định cho các loại hình sản phẩm mới, ban hành các qui định rõ ràng chi tiết về chức năng, quyền lợi, trách nhiệm cho các chủ thể liên quan từ chủ đầu tư, đơn vị quản lí đến người mua,…