Giá bán căn hộ trung bình ở TP HCM trong 9 tháng đầu năm khoảng 2.260 USD/m2 và ở Hà Nội khoảng 1.500 USD/m2, tăng 13-14% so với cùng kỳ năm ngoái. Trước đó ở năm 2020, giá cũng tăng khoảng 10%.
Khi nguồn cung nhà ở ngày càng hạn chế, nguồn cung căn hộ bình dân, vừa túi tiền càng hạn chế hơn. Trường hợp như anh Minh nếu đợi thêm một thời gian thì giá nhà cũng sẽ tăng lên tương ứng và số tiền đã tích lũy được lại càng trở nên eo hẹp hơn để mua một căn nhà.
Báo cáo thị trường bất động sản (BĐS) quý III/2021 của trang Batdongsan.com.vn cho thấy, thị trường tiếp tục ghi nhận sự trầm lắng. Sự quan tâm của nhà đầu tư với thị trường tiếp tục suy giảm mạnh, nhất là trong tháng 2 tháng 7, 8, với mức độ quan tâm trên toàn thị trường giảm tới 12% trong tháng 7 và đến tháng 8 tiếp tục 27% so với tháng 7. Các tỉnh/thành phố có mức giảm mạnh nhất trong tháng 7 là Phú Yên (37%), Bình Dương (35%), Đồng Nai (35%), TP Hồ Chí Minh (33%), Khánh Hòa (32%) và trong tháng 8 là Đà Nẵng (49%), Bình Dương (40%), Hà Nội (36%), Đồng Nai (35%). Đây đều là những khu vực có số ca nhiễm COVID-19 lớn.
Loại hình BĐS có mức sụt giảm mạnh nhất cả về nguồn cung và nguồn cầu là nhà riêng/nhà mặt phố, căn hộ chung cư và đất nền. Trong tháng 8, Hà Nội có mức giảm mạnh ở cả hai thị trường BĐS bán và cho thuê so với TP Hồ Chí Minh, mức giảm lần lượt của hai khu vực là 36% và 17% so với tháng 7. Tuy nhiên, các địa phương có xu hướng đi ngược như: Hải Phòng, Bắc Giang, Bắc Ninh lại duy trì đà tăng trong sự quan tâm tới thị trường. Mức độ quan tâm của nhà đầu tư với thị trường Hải Phòng ở mức ổn định 4% và 8% trong tháng 7 và 8; tại Bắc Giang lần lượt là 22% và 26% và tại Bắc Ninh lần lượt là 40% và 7%.
Trước khi COVID-19 bùng phát, hai thành phố lớn là TP HCM và Hà Nội ghi nhận lượng căn hộ chào bán và tỷ lệ hấp thụ ở mức tốt. Dữ liệu từ CBRE cho thấy, số lượng chào bán mỗi năm ít nhất 20.000-25.000 căn, thậm chí ở giai đoạn cao điểm 2016-2017 con số này lên đến 35.000 căn mỗi năm. Kể từ năm 2020, do ảnh hưởng của dịch COVID-19 nên số lượng căn hộ chào bán chỉ khoảng 15.000 căn ở mỗi thành phố. Trong 9 tháng đầu năm nay (tính đến ngày 23/9), lượng căn hộ mở bán ở hai thành phố tiếp tục giảm.
Hà Nội có khoảng 10.000 căn hộ được mở bán, giảm 19% so với cùng kỳ. Do tình hình dịch bùng phát mạnh ở phía Nam kể từ tháng 4 nên rổ hàng ở TP HCM giảm mạnh hơn với 36%, tương đương khoảng 7.500 căn hộ được mở bán. Tỷ lệ tiêu thụ cũng giảm khoảng 15-19% ở mỗi thành phố. Mặc dù khả năng chi trả và thu nhập của người mua bị ảnh hưởng khá nặng nề bởi dịch nhưng giá bán trên thị trường sơ cấp vẫn tăng ở tất cả các phân khúc. Trong đó, giá bán căn hộ trung bình ở TP HCM trong 9 tháng đầu năm khoảng 2.260 USD/m2 và ở Hà Nội khoảng 1.500 USD/m2, tăng 13-14% so với cùng kỳ năm ngoái. Trước đó ở năm 2020, giá cũng tăng khoảng 10%.
Theo hầu hết các chuyên gia trong ngành, đất nền và căn hộ giá vừa túi tiền vẫn là hai phân khúc “sống khoẻ” trước và sau đại dịch. Hiện nay, tiền đầu tư trong dân còn khá lớn, chỉ vì dịch diễn biến phức tạp nên một số nhà đầu tư có tâm lý chần chừ “xuống tiền”. Nếu dịch được kiểm soát tốt vào cuối năm thì chắc chắn bất động sản vẫn sẽ là phân khúc được đa số lựa chọn. Chuyên gia dự báo, sau dịch, nhiều nhà đầu tư sẽ chốt lời từ chứng khoán chuyển sang bất động sản, trong đó có phân khúc đất nền – phân khúc mà đã từng “tạo sóng” vào thời điểm đầu năm 2021. Với giới đầu tư địa ốc, theo các chuyên gia, đất nền vẫn là “món hời” được quan tâm.
Trong nhiều phân khúc, đất nền được dự báo vẫn là kênh đầu tư chủ đạo bởi mức giá phù hợp với túi tiền, có thể gia tăng giá trị theo thời gian. Đất nền tuy là sản phẩm không thể khai thác dòng tiền cho thuê ngay tại chỗ như căn hộ, nhưng lại gia tăng giá trị ổn định theo thời gian.
Diễn ra từ đầu tháng 5 đến nay, giao dịch nhà phố riêng lẻ trong khu dân cư hiện hữu tại TP HCM ghi nhận mức giảm trung bình 44% so với trước khi đại dịch bùng phát. Đây là giai đoạn thanh khoản nhà phố lao dốc mạnh nhất trong chu kỳ 18 tháng qua kể từ khi Covid-19 xuất hiện tại Việt Nam.
Trong khi đó, đầu tháng 9/2021Chính phủ đã yêu cầu Bộ Kế hoạch & Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp và các bộ liên quan hoàn thiện hồ sơ đề nghị sửa đổi, bổ sung điểm c khoản 1 Điều 75 Luật Đầu tư nhằm “cởi trói” cho thị trường bất động sản – một trong những lĩnh vực trọng điểm của nền kinh tế. Việc sửa quy định này được xem là vô cùng cấp thiết để “giải cứu” thị trường bất động sản – đầu tàu của nền kinh tế. Trong giai đoạn phục hồi kinh tế sau đại dịch, việc chậm sửa luật, chậm cải cách kinh doanh một ngày, nền kinh tế lại chịu thêm tổn thất lớn. Tại Hội nghị trực tuyến với cộng đồng doanh nghiệp và các địa phương ngày 26/9, Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định: Mọi chính sách và việc thực hiện chính sách phải hướng đến người dân và doanh nghiệp, trong bối cảnh nền kinh tế lần đầu tiên ghi nhận mức tăng trưởng âm vì COVID-19, cần chuyển trạng thái an toàn để phát triển kinh tế.
Tĩnh Kiên
(Tổng Hợp)