Tình hình dịch bệnh đang diễn biến khó lường cùng với việc giá bất động sản ở Đà Nẵng đang ở mức cao nên doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn. Đà Nẵng phải điều chỉnh theo lộ trình giảm dần thì may ra mới phục hồi được kinh tế trong năm nay.
Từ khi thành thành phố trực thuộc Trung ương, Đà Nẵng đã rất thành công trong việc thu ngân sách từ đất. Tuy nhiên, theo báo cáo của UBND TP Đà Nẵng, sau hơn 20 năm luôn đạt mức tăng trưởng cao, năm vừa qua lần đầu tiên kinh tế của thành phố đã rơi vào tăng trưởng âm đến 9,77%, thu ngân sách chỉ đạt 70%.
Hiện giá đất ở khu vực Hòa Xuân (quận Cẩm Lệ), Phước Lý (Liên Chiểu)… ở mức 2,7-3,2 tỷ đồng/100 m2. Với số tiền một tỷ đồng chị Lan chỉ có thể mua được một lô đất ở khu vực nông thôn huyện Hòa Vang.
Giá đất cao nhất tại Đà Nẵng đang cao gấp 3,6 lần mức cao nhất 27 triệu đồng/m2 tại tỉnh Khánh Hòa (khu vực Nha Trang), cao gấp rưỡi mức 65 triệu đồng/m2 tại Huế, gấp khoảng 2,5 lần mức 40 triệu đồng/m2 tại Đồng Nai… Giá đất Đà Nẵng chỉ thấp hơn Hà Nội (cao nhất 188 triệu/m2) và TP.HCM (cao nhất 162 triệu/m2).
Thời gian qua, nhiều doanh nghiệp đến Đà Nẵng tìm hiểu nhưng do giá đất quá cao khiến họ chần chừ, thậm chí chọn Quảng Nam, Khánh Hòa để đầu tư.
Nhiều ngành kinh tế mũi nhọn bị đình trệ và tổn hại nghiêm trọng, đặc biệt là lĩnh vực du lịch, dịch vụ. Trong năm 2020, với sự bùng phát của dịch Covid-19, hàng nghìn doanh nghiệp tại Đà Nẵng phải giải thể hoặc hoạt động cầm chừng.
Đáng nói, ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 góp phần khiến mức giá BĐS thấp kỷ lục kéo dài suốt năm 2020. Hệ lụy xấu nhất của dịch Covid-19 là phân khúc khách sạn nghỉ dưỡng tê liệt hoàn toàn. Hàng trăm khách sạn tại đây phải rao bán nhưng chẳng ai mua.
Nắm bắt được “cơn sốt” giá đất vừa qua, các chủ khách sạn cũng điều chỉnh giá bán cao hơn so với năm ngoái. Cụ thể, một khách sạn 4 sao trên đường Hồ Nghinh có diện tích 600m2, cao 20 tầng rao bán giá 450 tỉ đồng.
Thị trường BĐS Đà Nẵng vừa trải qua một chu kỳ thăng trầm, trong đó thời điểm đạt đỉnh vào khoảng tháng 3/2019. Ở thời điểm đó, Đà Nẵng và một số địa phương miền Trung liên tục xảy ra “sốt ảo” giá nhà đất, sau đó nhanh chóng suy giảm và “đóng băng”, đến nay đã được gần 2 năm.
Đến khoảng tháng 4/2020, phân khúc đất nền rơi về vùng đáy, lượng giao dịch ngưng trệ hoàn toàn, giá cả giảm 30% đến 50% so với đỉnh điểm tùy theo từng khu vực.
Giá đất nền tại khu vực dự án gần trung tâm, tỷ lệ lấp đầy dân cư tốt đang được chào bán tăng lại 5 – 7% so với cuối năm 2020, lượng giao dịch có tăng hơn. Còn lại, nhiều dự án vẫn chưa có sự chuyển biến mạnh mẽ hơn so với cuối năm 2020.
Giao dịch BĐS ở Đà Nẵng có tăng trở lại nhưng không đáng kể và chủ yếu diễn ra giữa đội ngũ môi giới. Đây là động thái nhằm “làm nóng” thị trường sau thời gian “đóng băng” quá lâu. Trên thực tế, không có chuyện BĐS Đà Nẵng “nóng sốt” hay tăng giá bất thường.
Rộ thông tin thị trường bất động sản Đà Nẵng bỗng nhanh chóng sôi động trở lại bởi hàng loạt giao dịch mua và bán. Đây được xem là điều bất thường bởi sau gần một năm trải qua dịch bệnh, thiên tai, lòng tin của người dân, giới đầu tư về thị trường bất động sản giảm sút đáng kể.
Năm 2021, thành phố không có chủ trương tăng hệ số mà giữ nguyên như năm 2020. Hệ số điều chỉnh giá đất sẽ được bổ sung ở những khu vực chưa có hoặc sẽ điều chỉnh những điểm còn bất hợp lý.