Chuyên gia dự báo điều bất ngờ về thị trường bất động sản sắp tới giá bán bất động sản vẫn tiếp tục đi ngang và sẽ tăng nhẹ.
hà đầu tư hiện nay được chia ra nhiều loại. Có người chỉ mua để thuần túy cho thuê, có người mua để xác định làm kinh doanh serviced apartment, có người kinh doanh homestay, có người xác định mua để giữ tài sản và cho thuê là phụ, có người xác định cơ cấu trong tương lai để cho con cái lớn lên có tài sản riêng.
Chia sẻ tại hội thảo “Toàn cảnh thị trường bất động sản Quý I/2023 và Diễn biến thị trường bất động sản Quý II/2023”, ông Nguyễn Văn Đính, Chủ tịch Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS) cho rằng, thị trường bất động sản (BĐS) sẽ có sự thay đổi nhờ việc các chính sách mới được ban hành.
Theo đó, các dự án đáp ứng nhu cầu của thị trường như dự án về cơ sở hạ tầng, dự án nhà ở xã hội, nhà ở bình dân; dự án hỗ trợ, khơi thông dòng vốn cho thị trường bất động sản, nhất là các dự án đang xây dở; cải thiện dòng tiền cho người vay mua nhà ở xã hội, nhà ở bình dân.
Đặc biệt, ông Đính kì vọng, thời gian tới khi Luật Đất đai sửa đổi 2023 được thông qua sẽ giúp tháo gỡ các nút thắt pháp lý trong việc phê duyệt dự án nhà ở mới, giúp nguồn cung nhà ở dần phục hồi.
Cũng theo Chủ tịch VARS, thời gian tới sẽ có sự cải thiện về nguồn cung BĐS so với quý đầu tiên của năm, nhưng số lượng không đáng kể, Trong đó, BĐS nhà ở dự kiến sẽ có hơn 27.000 sản phẩm mới ra mắt. BĐS du lịch nghỉ dưỡng sẽ giảm do các chủ đầu tư lao đao vì thiếu vốn và nguồn cung của phân khúc này sẽ được cải thiện nếu các vấn đề pháp lý đối với BĐS du lịch sớm được tháo gỡ, thông qua. BĐS công nghiệp vẫn tiếp tục mở rộng nhờ có nhiều dự án tiềm năng về điện tử và năng lượng.
Đối với giá bán, ông Đính cho rằng, trong thời gian tới, giá bán BĐS vẫn tiếp tục đi ngang và sẽ tăng nhẹ nếu lạm phát giảm, lãi suất giảm và nguồn cung mới được bổ sung. Đối với phân khúc nhà ở chung cư bình dân và trung cấp, giá sẽ tăng nhẹ nếu nguồn cung mới vẫn khan hiếm như hiện nay. Giá cho thuê BĐS văn phòng, bán lẻ sẽ không có sự thay đổi nhiều.
Chủ tịch VARS bày tỏ, sắp tới lực cầu về cầu nhà ở tiếp tục tăng do kinh tế tăng trưởng ổn định, đô thị hoá diễn ra mạnh mẽ. Trong ngắn hạn, lực cầu này có thể giảm bởi lãi suất tăng cao, giá nhà cao và thu nhập giảm.
Tuy nhiên, lực cầu mới tại các địa phương, khu vực được đầu tư phát triển hạ tầng, giao thông, đô thị thì có thể tăng. Còn với BĐS công nghiệp, lực cầu có thể duy trì được ở mức cao với các sản phẩm chuyên biệt của phân khúc này như nhà xưởng xây sẵn, nhà kho xây sẵn, trung tâm dữ liệu, kho lạnh và logistics. Trong khi đó, nhu cầu về BĐS du lịch, nghỉ dưỡng vẫn trầm lắng trong, thanh khoản im ắng.
Gốc rễ của khó khăn hiện tại một phần do tắc nghẽn nguồn vốn. Bởi vốn tín dụng không được khơi thông, lãi suất cho vay cao, zoom tín dụng không nới lỏng, thị trường cổ phiếu, trái phiếu đánh mất niềm tin của khách hàng.
Rất nhiều nhà đầu tư ở Việt Nam kêu gọi Ngân hàng Nhà nước giảm lãi suất, nới lỏng zoom tín dụng. Nhưng cần đặt câu hỏi là tại sao zoom tín dụng ở Việt Nam lại cao, tại sao zoom lại không mở rộng?
Tuy nhiên, chúng ta cần thẳng thắn hiểu rằng, Ngân hàng Nhà nước cũng tính đến chuyện lạm phát cao thì họ phải trả lãi suất cho người gửi cao, nếu không sẽ không có người gửi. Do đó, lãi suất cho vay phải cao, vì ngân hàng là doanh nghiệp kinh doanh tiền và họ luôn phải đảm bảo lãi suất nhất định. Tất nhiên, chi phí quản lý của các ngân hàng cũng đang được cho rằng quá cao.
Tổng Hợp
(Tiền Phong)