khi nào FLC sẽ trở lại? Nhìn vào những cổ phiếu liên quan đến FLC hiện tại hay trước đây như ROS, AMD, KLF, HAI và ART – những cổ phiếu từng nổi lên một thời nhưng nay đều ở mức thấp đã phần nào cho chúng ta thấy câu trả lời.
Công ty CP Tập đoàn FLC (FLC) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất kiểm toán năm 2020. Trong đó có một thông tin đáng chú ý là vào ngày 5-2-2021, Công ty cổ phần hàng không Tre Việt (Bamboo Airways) đã tăng vốn điều lệ từ 7.000 tỉ đồng lên 10.500 tỉ đồng. Tỉ lệ sở hữu của Tập đoàn FLC tại Bamboo Airways giảm từ 51,29% (31-12-2020) còn 39,4%.
Bamboo Airways từng công bố lợi nhuận trước thuế cả năm 2020 ước hơn 400 tỉ đồng, tăng gần 34% so với cùng kỳ năm trước, bất chấp ngành hàng không bị ảnh hưởng nặng từ đại dịch. Tại báo cáo tài chính kiểm toán, FLC cũng cho biết lợi nhuận sau thuế trên báo cáo tài chính kiểm toán hợp nhất năm 2020 thay đổi trên 5% so với trước kiểm toán.
Cụ thể, khoản lãi ròng sau thuế tăng 124,7 tỉ đồng (+68%) so với trước kiểm toán. Doanh nghiệp giải thích nguyên nhân do doanh thu bất động sản sau kiểm toán được rà soát và điều chỉnh tăng và chi phí tài chính giảm 3,81%. Tập đoàn này cũng ghi nhận lãi ròng sau thuế hợp nhất năm 2020 biến động trên 10% so với năm 2019.
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trong cả năm 2020 đạt gần 13.502 tỉ đồng, sụt gần 2.426 tỉ đồng (-15%) so với năm trước. Giá vốn hàng bán của các ngành dịch vụ nằm mức 16.660 tỉ đồng, tăng hơn 131 tỉ đồng so với cùng kỳ năm ngoái, dẫn đến lợi nhuận gộp giảm hơn 2.161 tỉ đồng (-214%), xuống mức lỗ 3.172 tỉ đồng. Tính chung cả năm 2019 và 2020, tập đoàn này có lợi nhuận gộp âm gần 4.183 tỉ đồng.
Năm 2020 có thể là một năm “đại hạn” của FLC khi hầu hết các mảng kinh doanh của công ty đều chịu ảnh hưởng nặng nề. Đặc biệt “niềm tự hào” của FLC và tỷ phú Trịnh Văn Quyết là Bamboo Airways cũng đang phải chịu thua lỗ lớn.
FLC và những ảo diệu thoái vốn công ty con
Tập đoàn FLC đang góp gần 9.700 tỷ đồng vào 18 công ty con và công ty liên kết thuộc nhiều lĩnh vực như hàng không, bất động sản, quản lý khách sạn, trang sức, …
FLC đã thoái vốn khỏi Công ty cổ phần FLC Travel và Công ty cổ phần Xây dựng FLC Faros (Mã: ROS) với giá vốn của các khoản đầu tư lần lượt là 328 tỷ đồng và 213 tỷ đồng.
Trong quý IV/2020, Tập đoàn FLC tiếp tục bán 1,24 triệu cổ phiếu GAB tại CTCP Đầu tư khai khoáng và Quản lý tài sản FLC. Số cổ phiếu này được FLC ghi nhận theo giá trị gốc 12,4 tỷ đồng nhưng tính theo giá thị trường trong thời gian thoái vốn, FLC đã thu về khoảng 230 tỷ đồng.
Từ ngày 5/2 vừa qua, hãng hàng không mang thương hiệu cây tre không còn là công ty con của Tập đoàn FLC. Tuy nhiên, cá nhân ông Trịnh Văn Quyết – Chủ tịch Tập đoàn FLC vẫn sở hữu tới khoảng 40% vốn của Bamboo, một doanh nghiệp liên quan khác là FLC Faros cũng nắm giữ gần 9% vốn. Như vậy, nhóm cổ đông FLC vẫn kiểm soát đại đa số vốn cũng như quyền quản trị, điều hành của hãng bay này.
Ông Trịnh Văn Quyết đồng thời là Chủ tịch của Tập đoàn FLC và Bamboo Airways. Ông Đặng Tất Thắng – Phó Tổng Giám đốc FLC cũng là Tổng Giám đốc Bamboo.
Ngoài lĩnh vực hàng không, Tập đoàn FLC còn góp vốn vào nhiều doanh nghiệp bất động sản như Đầu tư Địa ốc Alaska, Địa ốc Star Hà Nội, Đầu tư và Phát triển FLC Hạ Long … Một mảng hoạt động chủ lực khác của FLC là kinh doanh dịch vụ du lịch và nghỉ dưỡng có sự góp mặt của nhiều công ty con như FLC Quảng Bình Golf & Resort, Quy Nhơn Golf & Resort, Quản lý Khách sạn và Khu nghỉ dưỡng FLC, Đồ Sơn Golf & Resort, SamSon Golf & Resort … Tỷ lệ sở hữu của FLC tại các doanh nghiệp này đều cao từ trên 90 đến 100%.
Công ty TNHH MTV FLC Land – công ty con do Tập đoàn FLC sở hữu 100% vốn – từng nắm giữ 29,67 triệu cổ phiếu ROS, tương đương 5,23% vốn của FLC Faros. Về sau, FLC Land bán bớt 1,5 triệu đơn vị, giảm sở hữu còn 4,96% và không còn là cổ đông lớn của FLC Faros kể từ ngày 28/10/2019. Sau ngày này, FLC Land có thể thoái vốn khỏi FLC Faros mà không cần báo cáo kết quả giao dịch.
Bamboo Airways Đề xuất được vay ưu đãi, tiếp tục giảm thuế, phí và câu chuyện có tái đầu tư?
Bamboo Airways vừa có văn bản đề nghị Bộ GTVT xem xét và có ý kiến đề xuất Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước ban hành cơ chế để các Ngân hàng thương mại cho vay và hỗ trợ Bamboo Airways nguồn tài chính thông qua chính sách lãi suất ưu đãi.
Cụ thể, Bamboo Airways kiến nghị được hỗ trợ lãi suất vay các Ngân hàng thương mại với tổng hạn mức vay vốn dài hạn 5.000 tỷ đồng, đồng thời áp dụng mức lãi suất và các điều kiện vay ưu đãi hoặc xem xét cho phép Bamboo Airways được tiếp cận khoản vay ưu đãi 5.000 tỷ đồng lãi suất 0% theo hình thức NHNN tái cấp vốn cho các ngân hàng thương mại như đã áp dụng với Vietnam Airlines.
Đồng hành cùng với các doanh nghiệp bị ảnh hưởng do dịch Covid 19, Chính phủ đã thực hiện một số giải pháp nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp. Trong đó, đối với ngành hàng không, Chính phủ đã ban hành chính sách giảm 50% giá dịch vụ cất, hạ cánh tàu bay và giá dịch vụ điều hành bay đi, đến đối với các chuyến bay nội địa và áp dụng khung giá với mức tối thiếu 0 đồng đối với dịch vụ chuyên ngành hàng không thuộc danh mục nhà nước quy định khung giá từ tháng 3/2020 đến hết tháng 9/2020(Nghị quyết 84/NQ-CP).
Đồng thời, đề xuất của Chính phủ về việc giảm 30% thuế bảo vệ môi trường đối với nhiên liệu bay đã được Ủy ban thường vụ Quốc hội phê chuẩn áp dụng từ 1/8/2020 – 31/12/2021.
Tổng chi phí ước tính mà Bamboo Airways được giảm do các chính sách kể trên trong năm 2020 chỉ ở mức 120 tỷ đồng (trong đó 70 tỷ đồng đến từ giảm thuế nhiên liệu bay, 27 tỷ đồng đến từ chính sách giảm 50% giá dịch vụ cất hạ cánh và 23 tỷ đồng đến từ chính sách giảm giá điều hành bay).
Mức giảm này chỉ chiếm 1,4% trong tổng chi phí hoạt động của Bamboo Airways. Bên cạnh đó, theo sự chỉ đạo của Chính phủ, các ngân hàng cũng đã triển khai các chính sách cơ cấu lại thời gian trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ, miễn giảm lãi cho các khách hàng.
Đối với lợi nhuận đã được công bố của công ty cũng gây ra không ít quan ngại. Lợi nhuận của FLC cũng khá bất thường khi đến từ hoạt động tài chính không được thuyết minh rõ ràng. Hoạt động kinh doanh cốt lõi của công ty không mang đến hiệu quả. Nhà đầu tư có lý do để cho rằng đây rất có thể là khoản “rang lạc” danh mục đầu tư để ghi nhận lợi nhuận tạm thời.
Đối với yếu tố tiềm năng tăng trưởng thì với một loạt dự án bất động sản “khủng” mà doanh nghiệp này đang sở hữu hay liên kết là một tài sản không nhỏ. Về lý thuyết, dự án này có thể mang lại cho FLC lợi nhuận lớn trong tương lai. Tuy nhiên, trên thực tế rất nhiều dự án FLC đang làm không nhận được nhiều sự tin tưởng khách hàng, các dự án khách sạn, resort đang lại là gánh nặng lớn.