Khu kinh tế Vân Đồn đang có sự góp mặt của nhiều doanh nghiệp bất động sản lớn, Tỉnh Quảng Ninh đặt mục tiêu phấn đấu hết quí IV/2020, hoàn thiện thủ tục trình cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư và cấp phép đầu tư các dự án đầu tư vốn ngoài ngân sách trong các KKT, KCN trên với tổng mức đầu tư đạt được ít nhất là 2 tỉ USD.
Theo thông tin của ông Trương Mạnh Hùng, Chủ tịch UBND huyện Vân Đồn, Phó Trưởng Ban quản lý Khu kinh tế Vân Đồn tại sự kiện “Diễn đàn Bất động sản Du lịch nghỉ dưỡng Quảng Ninh 2020: Giải pháp nào thu hút các nhà đầu tư” ngày 22/10 vừa qua, UBND tỉnh Quảng Ninh đã phê duyệt 03 quy hoạch phân khu quan trọng tại huyện Vân Đồn gồm phân khu Cái Rồng, phân khu Sân bay và phân khu Bắc Cái Bầu.
Cụ thể, theo thông tin từ ông Hùng, quy hoạch phân khu Cái Rồng là vùng quy hoạch gồm có địa bàn Đông Xá, Thị trấn Cái Rồng và xã Hạ Long hiện đang có loạt dự án của các NĐT lớn như tập đoàn CEO, Công ty Phương Đông, dự án Mon Bay, Ocean Park…
Trong đó, KKT Vân Đồn đang có sự góp mặt của nhiều nhà đầu tư với các dự án lớn. Đơn cử, Tập đoàn Sun Group đã đầu tư các dự án Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn, dự án cao tốc Hạ Long – Vân Đồn; dự án khu phức hợp nghỉ dưỡng giải trí cao cấp Vân Đồn I; dự án khu dịch vụ phức hợp nghỉ dưỡng cao cấp có casino tại KKT Vân Đồn,…
Tập đoàn CEO có dự án Furama Hạ Long Việt Nam Resort & Vilas; dự án Sonasea Dragon Bay,…
Ngoài ra, một số nhà đầu tư lớn cũng đang có ý tưởng và xin được nghiên cứu, đăng kí đầu tư vào KKT Vân Đồn với số vốn hơn 56.000 tỉ đồng.
Có thể kể đến Dự án khu phức hợp nghỉ dưỡng, giải trí cao cấp tại đảo Ngọc Vừng do Tập đoàn FLC đề xuất; dự án Con đường di sản Vân Đồn do CTCP Vân Đồn Heritage Road đề xuất; dự án Qui hoạch khu vực phía Bắc đảo Cái Bầu do liên danh nhà đầu tư Tập đoàn Vision Transportion Group (VTG), CTCP Đầu tư xây dựng Hải Đăng, Công ty Đầu tư và Phát triển Sunny World nghiên cứu.
Bên cạnh đó là Tổ hợp công nghệ cao, thương mại tự do và khu đô thị thông minh Vân Đồn do Sun Group nghiên cứu; Phân khu 2, 3 – Khu đô thị Cái Rồng do CTCP Tập đoàn Vàng bạc Đá quý DOJI nghiên cứu; Khu công nghiệp dược công nghệ cao do Tập đoàn FLC nghiên cứu,…
Trước đó, năm 2019, Vincom Retail cũng đã đề xuất với tỉnh Quảng Ninh được nghiên cứu, quy hoạch và đầu tư Trung tâm thương mại và nhà ở thấp tầng tại thị trấn Cái Rồng, huyện Vân Đồn.
Theo các quy định về quy hoạch hiện nay, các dự án của nhà đầu tư chỉ được phê duyệt đầu tư sau khi các quy hoạch phân khu 1/2000 được thông qua và triển khai. Do đó, theo ông Hùng, 03 Quyết định phê quyệt quy hoạch phân khu tại Vân Đồn vừa được UBND tỉnh Quảng Ninh phê duyệt cũng đồng nghĩa với việc từ cuối năm 2020 hoặc đầu 2021 sẽ có một loạt dự án của các NĐT đã được cấp phép từ trước sẽ được triển khai.
bên cạnh đó, dự án khu tổ hợp nghỉ dưỡng Sonasea Vân Đồn Harbour City của CEO(diện tích 358,5 héc ta, tổng vốn đầu tư 5.000 tỉ đồng)…
Hầu hết các nhà phát triển bất động sản lớn trên cả nước như Vingroup, Sun Group, Tập đoàn CEO, FLC, HD Mon… đã sớm nhận ra tiềm năng lớn của Vân Đồn và sớm có mặt tại thị trường này. Nhiều dự án được rót vốn hàng ngàn tỷ đồng, hứa hẹn sẽ mang đến cho thị trường bất động sản nơi đây nhiều nguồn sản phẩm đa dạng và chất lượng.
Vân Đồn đến nay đã tạo nên một “bức tranh” khá hoàn chỉnh về phát triển hạ tầng. Kế thừa, phát triển những thành quả của giai đoạn 2010-2015, 5 năm trở lại đây, huyện Vân Đồn tiếp tục thực hiện thành công phương thức huy động nguồn lực đầu tư theo hình thức đối tác công – tư (PPP), với phương châm “lấy đầu tư công dẫn dắt đầu tư tư”. Là địa phương duy nhất trong cả nước huy động tư nhân đầu tư xây dựng cảng hàng không, cảng tàu khách quốc tế, đường cao tốc, thúc đẩy liên kết vùng và hợp tác quốc tế.