Kế hoạch trên vừa được Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) gửi Bộ Giao Thông Vận Tải, Kế hoạch và Đầu tư và Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp.
Vietnam Airlines cũng đề xuất cùng các công ty con trực tiếp đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng hoặc hợp tác với Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) để thành lập liên doanh.
Trước mắt, Vietnam Airlines xin được bố trí ngay vị trí đất để triển khai đầu tư sớm hạng mục xây dựng hangar bảo dưỡng, sửa chữa máy bay tại Cảng HKQT Long Thành. Sau khi được chấp thuận chủ trương, Vietnam Airlines và các đơn vị thành viên sẽ lập các đề án, dự án đầu tư cụ thể trình cấp có thẩm quyền theo quy định.
Cụ thể, trong báo cáo trên, Vietnam Airlines cho biết, trong chiến lược phát triển giai đoạn từ năm 2021 – 2030, Vietnam Airlines và các đơn vị thành viên ưu tiên bố trí tối đa nguồn lực để tham gia các dự án đầu tư xây dựng và khai thác các cơ sở hạ tầng tại Cảng HKQT Long Thành nhằm đảm bảo cung ứng dịch vụ đồng bộ cho hoạt động vận tải hàng không của hãng cũng như các hãng hàng không khác trong khu vực.
Về đề xuất này, Vụ Kế hoạch đầu tư (Bộ GTVT) cho biết, theo Nghị định 05 thay thế Nghị định 102 về Quản lý, khai thác cảng hàng không sân bay, có hiệu lực từ ngày 10.3 tới, cũng như Quyết định phê duyệt dự án Cảng HKQT Long Thành của Thủ tướng, sẽ tổ chức đấu thầu tất cả dịch vụ hàng không, phi hàng không. Điều này để đảm bảo công bằng với mọi đối tượng xã hội, không ngăn cản gia nhập thị trường.
Theo ông Đặng Ngọc Hòa, Chủ tịch Vietnam Airlines, trong chiến lược phát triển giai đoạn 2021 – 2030, Vietnam Airlines và các đơn vị thành viên ưu tiên bố trí tối đa nguồn lực để tham gia các dự án đầu tư xây dựng, khai thác cơ sở hạ tầng tại Cảng hàng không quốc tế Long Thành. Việc này nhằm đảm bảo cung ứng dịch vụ đồng bộ cho hoạt động vận tải hàng không của Vietnam Airlines, cũng như các bay khác trong khu vực.
Vietnam Airlines cũng đề nghị cơ quan chức năng xem xét, chấp thuận cơ chế, chính sách đặc thù, ưu tiên đối với Vietnam Airlines và các đơn vị con có đủ cơ sở hạ tầng và mặt bằng để khai thác tại nhà ga hành khách, cũng như đáp ứng yêu cầu khai thác và nhu cầu phát triển; xem xét bố trí nhà ga/cánh nhà ga riêng cho Vietnam Airlines…
Các dịch vụ Vietnam Airlines hướng đến gồm cung ứng nhiên liệu hàng không, phục vụ kỹ thuật mặt đất, cung ứng suất ăn, nhà ga hàng hóa, trung tâm logistics hàng không, tổ chức hoạt động kinh doanh và phục vụ hành khách tại nhà ga như dịch vụ phòng chờ cho hành khách, bán hàng miễn thuế và các dịch vụ hàng không khác.
Cả năm 2020, Vietnam Airlines lỗ sau thuế 11.097 tỷ đồng. Tổng tài sản của doanh nghiệp tính đến hết năm ngoái đạt gần 63.000 tỷ đồng, đối ứng bên nguồn vốn là hơn 56.800 tỷ đồng nợ phải trả và 6.140 tỷ đồng vốn chủ sở hữu.
khi COVID-19 bùng phát, doanh thu hợp nhất giảm 59% còn khoảng 40.600 tỷ đồng. Riêng công ty mẹ lỗ sau thuế 8.665 tỷ đồng, doanh thu thuần giảm 58% còn gần 30.500 tỷ đồng.
Đầu năm nay, hãng đã được Chính phủ thông qua phương án giải cứu, trong đó Ngân hàng Nhà nước được giao tái cấp vốn tối đa 4.000 tỷ đồng, lãi suất 0% với tổ chức tín dụng cho Vietnam Airlines vay.