Nếu như không có sự can thiệp của Chính phủ và sự chủ động, thích ứng của doanh nghiệp, về lâu dài, có thể dẫn đến tình trạng đóng băng của thị trường bất động sản.
khi các chỉ tiêu vĩ mô trên được đảm bảo (điều kiện tiên quyết là dịch bệnh được kiểm soát – theo nghĩa rộng không chỉ ở Việt Nam) thì thị trường bất động sản sẽ phát triển ở mức cao hơn năm 2019, thậm chí sẽ có sự bùng nổ ở một vài phân khúc và thị trường khu vực nhất định.
Viện trưởng Viện nghiên cứu Bất động sản Việt Nam khẳng định rằng, “Chắc chắn sẽ tiếp tục có những siêu dự án với quy mô lớn và rất lớn được đầu tư dưới dạng các tổ hợp du lịch, nghỉ dương, giải trí với hạ tầng tốt, được khai thác, vận hành một cách đồng bộ, xây dựng theo hướng xanh – thông minh. Đó sẽ là những dự án tạo ra sức nóng và sự dẫn dắt trên thị trường. Năm 2021, chúng ta có thể hy vọng vào một bức tranh tươi sáng hơn”.
Tuy nhiên, khi tham gia vào lĩnh vực bất động sản, nhất là trong bối cảnh khó đoán định của kinh tế – xã hội giai đoạn tới, khó có thể “đón đầu làn sóng đầu tư”.
ng Nguyễn Hoàng, Giám đốc Bộ phận Nghiên cứu và Phát triển DKRA cho biết, yếu tố lợi nhuận từ việc vận hành cho thuê (thông qua đơn vị quản lý) không thể so sánh với việc lợi nhuận từ đầu tư mua bán lại thông thường. Hiện nay, Bất động sản Nghỉ dưỡng chưa có thị trường thứ cấp để có thể dễ dàng mua đi bán lại, nên rất khó xác định được giá trị cụ thể.
Bên cạnh đó, còn một vấn đề rất quan trọng khác, liên quan đến vấn đề pháp lý của người sở hữu Bất động sản Nghỉ dưỡng (dù là biệt thự/nhà phố hay condotel), đó là thời hạn sở hữu dựa trên loại hình chức năng quyền sử dụng đất mà dự án đó được cấp phép.
Ngoài ra, khi mua Bất động sản Nghỉ dưỡng để phục vụ mục đích nghỉ dưỡng hay đầu tư, người mua cần chú ý đến các yếu tố như: Thế mạnh du lịch của địa phương, hạ tầng giao thông, điểm độc đáo và tiềm năng của dự án, uy tín và năng lực triển đơn vị quản lý vận hành,…
Ông Sử Ngọc Khương, Giám đốc cấp cao Savills Việt Nam, cũng đồng quuan điểm bất động sản công nghiệp là một điểm sáng thị trường. Hiện nay, việc đầu tư vào bất động sản công nghiệp không chỉ là xây dựng khu công nghiệp lớn mà còn là xây dựng chuỗi hậu cần logistics khép kín, trong đó gồm chuỗi cung ứng, khu công nghiệp, hậu cần kho bãi… Đây là bài toán lớn mà thị trường Việt Nam cần phải cân nhắc, đặc biệt sau khi gia nhập EVFTA và nền kinh tế kinh tế thế giới đang dịch chuyển từ Trung Quốc sang các nước lân cận.
Đầu tư bất động sản công nghiệp chính là hình thành chuỗi giá trị khép kín, cùng với hệ thống cảng biển nước sâu và cơ sở hạ tầng từng bước được thay đổi. Nếu làm đúng, ông Khương đánh giá Việt Nam sẽ được xem như là Trung Quốc +1.
Chuyên gia đến từ Savills Việt Nam đánh giá Covid-19 tác động lên mọi mặt của nền kinh tế, trong đó có bất động sản. Đối với lĩnh vực đầu tư bất động sản nghỉ dưỡng, khách sạn, văn phòng cho thuê, nhiều chủ đầu tư gặp khó về tài chính, mất khả năng chi trả nợ gốc, lãi vay. Thông thường, trong các dự án nhà ở thương mại, vốn chủ sở hữu chỉ chiếm 10 – 20% còn lại chủ đầu tư sẽ vay ngân hàng và thu trước từ người mua. Tuy nhiên, khả năng tiếp cận vốn ngân hàng hiện nay cực kỳ khó, huy động vốn từ khách hàng là bài toán nan giải.
Điểm lợi thế, kể từ ngày 01/01/2021 sẽ không còn bắt buộc doanh nghiệp kinh doanh bất động sản phải có vốn pháp định từ 20 tỷ đồng trở lên. Với quy định mới này sẽ tạo điều kiện thuận lợi để tổ chức, cá nhân tham gia kinh doanh bất động sản (vốn ít vẫn được phép kinh doanh).
Tuy nhiên theo các chuyên gia trong lĩnh vực tài chính và nhà đất, những kết quả quan trọng mà Việt Nam đã đạt được trong phòng chống dịch COVID-19 thời gian qua đã gia tăng niềm tin đối với nhiều doanh nghiệp và vì đứng trước áp lực cân đối nguồn vốn chi trả cho hoạt động kinh doanh bao gồm cả lãi suất ngân hàng, dự báo trong thời gian còn lại của năm 2020 và đặc biệt từ quý I/2021, thị trường bất động sản TP. Hồ Chí Minh sẽ chứng kiến việc “tái khởi động”, dù mức độ không quá sôi động nhưng cũng là dấu hiệu khả quan.
Đại diện doanh nghiệp chuyên đầu tư căn hộ tại quận 9 chia sẻ, do dịch COVID-19 vẫn còn diễn biến phức tạp nên công ty đang điều chỉnh chiến lược kinh doanh, nhất là khi có quy hoạch Thành phố Thủ Đức thuộc TP. Hồ Chí Minh. Dự tính phải tới đầu quý I/2021, công ty mới ra mắt dự án thay vì kế hoạch ban đầu là vào giữa tháng 12/2020.
Bên cạnh việc chỉ ra những suy giảm của thị trường bất động sản TP. Hồ Chí Minh do yếu tố dịch COVID-19, nhiều chuyên gia, công ty tư vấn cũng nhấn mạnh tới yếu tố lạc quan vào thời gian tới.