Người dân tại các quận 4, 5, 6, 11, Tân Bình, huyện Bình Chánh, Nhà Bè, Củ Chi…đang rất bức xúc trước nhiều dự án, công trình chậm triển khai do liên quan đến mặt bằng và tái định cư, quy hoạch “treo” lâu năm.
Ông Võ Văn Hoan, Phó chủ tịch UBND TP.HCM, thừa nhận hiện nay có việc lợi dụng sơ hở quản lý, các quy định chồng chéo trong quản lý trật tự đô thị, xây dựng, quy hoạch… để phân lô, bán nền. Tuy nhiên, với xu hướng đô thị hóa thì ông Hoan cho rằng hiện tượng này sẽ còn xuất hiện.
Vì vậy, các sở, ngành TP.HCM sẽ phối hợp tạo phần mềm liên thông cả về xây dựng, giao thông, quy hoạch, tài nguyên để khi “đụng vào căn nhà nào thì biết nhà đó quy hoạch ra sao, được xây dựng từ bao giờ”.
Thời gian tới, thành phố xác định tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động người dân chấp hành pháp luật và triển khai các phương thức vận hành cơ chế quản lý tốt hơn trong lĩnh vực này.
Bên cạnh đó, công tác kiểm tra, kiểm soát, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật cũng sẽ được tăng cường hơn nữa, trong đó tập trung vào các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bất động sản đất đai cố tình vi phạm. Thành phố cũng sẽ có cơ chế phát triển thị trường nhà ở cho người dân.
Theo ông Hoan, để giải quyết thực trạng này, thành phố phải tuyên truyền, quản lý bằng cơ chế vận hành mới. Việc quản lý này phải làm sao để đừng gây phiền hà cho dân, đừng làm phức tạp thêm, để người dân thực hiện quyền hành của mình một cách dễ dàng nhất.
Vào cuối tháng 9.2020, UBND TP.HCM đã ban hành công văn hướng dẫn việc thực hiện thí điểm xây dựng công trình phục vụ sản xuất nông nghiệp trên đất nông nghiệp khác và phi nông nghiệp khác tại các huyện Củ Chi, Nhà Bè, Cần Giờ. Tuy nhiên, đến nay, người dân tại các huyện này vẫn không thể xin phép xây dựng các công trình phục vụ sản xuất nông nghiệp do chưa có hướng dẫn cụ thể.
Từ lâu, mong muốn được cất mới, cơi nới căn nhà vốn đã quá xập xệ theo thời gian của người dân các khu quy hoạch “treo” ở TP HCM luôn cháy bỏng.
Quy định mới của Luật số 62 được đa phần các địa phương đánh giá cao vì quy định thời hạn rõ ràng nhằm hạn chế tình trạng nhà đầu tư “xí đất” rồi để đó, gây ảnh hưởng lớn đến đời sống của những hộ dân nằm trong vùng dự án. Tuy nhiên, nhiều cán bộ cấp xã, phường cũng đưa ra kiến nghị để tránh tình trạng “treo” hàng chục năm theo kiểu liên tục thay nhà đầu tư thì mọi việc cần phải công khai cho người dân và chính quyền xã rõ.
Trong khi đó, đại diện Sở Xây dựng TP cũng khẳng định quy định mới trên đã chặt chẽ hơn trong việc hạn chế tối đa thời gian kéo dài dự án cũng như bảo đảm đầy đủ quyền lợi trực tiếp của người dân. Ngoài ra, Sở Xây dựng TP còn thông tin trong năm 2020, sở này đã làm việc với nhiều sở, ngành TP và đi đến thống nhất điều chỉnh và hủy bỏ hơn 100 dự án nằm trong kế hoạch sử dụng đất kể từ năm 2015 đến nay. Các dự án này hoặc sẽ được xóa bỏ hoàn toàn hoặc thu hẹp diện tích, quy mô.
Câu chuyện bán dự án “ma” không chỉ bây giờ mới xảy ra, mà trước đó Công ty Địa ốc Alibaba đã từng lừa đảo hàng nghìn khách hàng. Nhưng thời gian gần đây, tình trạng này lại nở rộ tại TP. Hồ Chí Minh đã khiến nhiều người dân đối mặt với việc mất hết tài sản.
Thực tế trong quy định pháp luật như Luật Kinh doanh bất động sản 2014, Luật Đất đai 2013 đã có những quy định rất rõ ràng việc việc dự án nào được chuyển nhượng đất đai, được bán nhà hình thành trong tương lai có những quy định rất cụ thể. Đơn cử, với đất nền muốn chuyển nhượng phải có quyền sử dụng đất, phải có giải phóng mặt bằng, đầu tư một phần hạ tầng theo đúng tiến độ dự án thì mới được chuyển nhượng.
Quy định pháp luật đã rất rõ, tuy nhiên nhiều nhà đầu tư nhỏ lẻ vẫn vấp phải các trường hợp là đầu tư tại các dự án chưa đủ pháp lý hay thậm chí là các dự án không có thật được các đối tượng lừa đảo vẽ ra.
Còn ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP. Hồ Chí Minh cho rằng, các dự án “ma” tập trung nhiều tại vùng ven TP. Hồ Chí Minh và một số tỉnh như Bà Rịa-Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương, Long An vì nhu cầu đất nền tại khu vực này rất lớn.
Để ngăn chặn dự án “ma”, theo ông Lê Hoàng Châu, trước tiên là chính quyền các phường, xã, quận, huyện… cần thiết lập một hệ thống cung cấp thông tin quy hoạch dễ tiếp cận, dễ hiểu cho người dân. Tiếp đến là các phương tiện thông tin đại chúng cần truyền thông kịp thời khi phát hiện những dự án sai phạm để cảnh báo người dân.
Một biện pháp mạnh đang được một số chính quyền địa phương áp dụng là cưỡng chế hành chính, thậm chí truy cứu trách nhiệm của những cá nhân cố tình thực hiện những hành vi có tính chất lừa dối khách hàng.
Cơ quan chức năng nhận định, hầu hết các khách hàng sau khi bị các công ty BĐS lừa đảo đều rơi vào tình cảnh mất toàn bộ tiền do các đối tượng này thừa nhận không đủ tiền khắc phục. Do đó, các cơ quan này cảnh báo người dân cần tìm hiểu kỹ quy hoạch và tính pháp lý của dự án trước khi xuống tiền.