Phân khúc nhà ở trung cấp và bình dân cũng được đánh giá là giàu tiềm năng nhờ tốc độ đô thị hóa nhanh, thu nhập của người dân ngày một cải thiện… kéo nhu cầu về nhà ở tăng cao, nhưng giá thì nằm ở ngoại đô vùng ven.
Báo cáo mới công bố của Bộ Xây dựng cũng cho thấy, lượng sản phẩm giao dịch thành công trong quý III/2020 bình quân trên cả nước tăng khoảng 10-25% so với quý II nhờ các doanh nghiệp đã nhanh chóng thích ứng, bám sát các chính sách hỗ trợ của Chính phủ sau thời gian giãn cách xã hội.
Theo báo cáo của Bộ Xây dựng, sau 2 đợt giãn cách để phòng chống lây nhiễm COVID-19, từ đầu tháng 8/2020, hầu hết doanh nghiệp bất động sản đã mở bán trở lại các dự án đã lên kế hoạch trước đó, đồng thời công bố kế hoạch kinh doanh thời kỳ mới và tìm kiếm nhân sự phù hợp cho chiến lược lâu dài.
Nguyên nhân chính đến từ tốc độ gia tăng dân số cùng xu hướng đô thị hóa; sự tăng trưởng kinh tế gắn liền với mức thu nhập của người dân tăng làm tăng khả năng chi trả; nhu cầu cải tạo, thay thế nhà ở.
Diễn biến thị trường tại hai đô thị lớn là Hà Nội và TP.CM trong 2 năm gần cho thấy nguồn cung rất hạn chế, điều này đã tạo nên sự dịch chuyển của nguồn tiền sang các các tỉnh lẻ.
Nhóm F0 mới được hình thành trong thời gian vừa qua khi dịch bệnh bùng phát, các nhà đầu tư nhóm này không phải là nhà đầu tư chuyên nghiệp nhưng vì COVID-19 nó đã tác động và làm nên sự thay đổi này. Cụ thể, nhiều nhà đầu tư từ các lĩnh vực khác với dòng vốn đầu tư sẵn có đã chủ động tìm kiếm các sản phẩm bất động sản là nơi cất giữ tài sản và sinh lời.
Sự dịch chuyển trong xu hướng đầu tư ra vùng ven đô còn được các chuyên gia nhìn nhận không chỉ là xu hướng trong ngắn hạn bởi tác động của dịch bệnh, mà còn là xu hướng bền vững lâu dài mà các nhà đầu tư có thể trông đợi.
Cũng theo Bộ Xây dựng, tỷ lệ dân số đô thị hiện khoảng 40% và sẽ tăng lên khoảng 45% vào năm 2030 đòi hỏi mỗi năm phải tăng thêm khoảng 70 triệu m2 nhà ở đô thị. Nhu cầu mới về nhà ở sẽ tiếp tục tập trung tại một vài thành phố lớn và các khu công nghiệp, bao gồm khu vực phía Nam là TP HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Vũng Tàu; phía Bắc tập trung chủ yếu khu vực Hà Nội và một số thành phố vệ tinh như Bắc Ninh, Hải Dương, Hải Phòng. Hai thành phố lớn có sức hút dân số cao, đòi hỏi gia tăng nhanh diện tích nhà ở đô thị là TP Hà Nội và TP HCM, sẽ chiếm trên 50% diện tích đất đô thị của cả nước và 75% tăng trưởng không gian đô thị với khoảng 2/3 lượng nhu cầu nhà ở hàng năm.
Xét riêng cho từng phân khúc nhà ở tại khu vực đô thị thì chung cư giá rẻ và trung bình sẽ là phân khúc chiếm thị phần lớn nhất và có xu hướng gia tăng. Nhà biệt thự, liền kề giữ ổn định trong ngắn hạn và có xu hướng giảm thị phần trong dài hạn. Nhà ở cho người thu nhập thấp tiếp tục còn thiếu hụt trong ngắn hạn và trung hạn.
Bộ Xây dựng dự báo nhu cầu về nhà ở giai đoạn 2021 – 2030 sẽ tiếp tục gia tăng, đặc biệt tại khu vực đô thị. Nhu cầu nhà ở tập trung tại miền Bắc gồm Hà Nội, Bắc Ninh, Hải Dương, Hải Phòng còn miền Nam là TP HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Vũng Tàu.
Các chuyên gia bất động sản nhận định, sau một thời gian dài trầm lắng vì Covid-19, vài tháng trở lại đây bất động sản một số khu vực như Hoài Đức, Thanh Trì (Hà Nội)… bỗng nhiên nhộn nhịp.
Ông Nguyễn Văn Đính – Phó Chủ tịch Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam cho biết, thời gian qua nhiều nhà đầu tư nhỏ lẻ tìm và khai phá những thị trường mới ở vùng nông thôn, trong số này có Hoài Đức, Đan Phượng. Đây là nơi xuất hiện các thông tin quy hoạch.
Việc các nhà đầu tư xuất hiện tại các vùng nông thôn theo đại diện Hội Môi giới BĐS, đã làm cho đất đai làng trên xóm dưới sôi động, nhộn nhịp. Giá đất được đẩy lên cao nhanh chóng mặt.
Tuy nhiên, theo bà Đỗ Thị Thu Hằng, Giám đốc Bộ phận Nghiên cứu và Tư vấn, Savills Hà Nội cho rằng, tiềm năng tăng trưởng của các dự án bất động sản khi vị trí xây dựng nằm tại khu vực được nâng cấp từ huyện lên quận này còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác.
Cụ thể như khoảng cách tiếp cận đến dự án; khoảng cách dự án về các trung tâm giáo dục, y tế, văn hóa; tiện ích, tình hình phát triển thị trường bất động sản của huyện được lên quận tại các thời điểm được phê duyệt, có hiệu lực như thế nào…
“Giá cả, giá trị của các dự án không phải trong mọi trường hợp ngay khi huyện nâng cấp lên quận đều tăng. Có những khu vực không tăng trong giai đoạn đầu, giá cả có những trường hợp rất ổn định và phải thêm nhiều năm sau mới có sự tăng trưởng về giá khi các yếu tố khác cùng đồng thời được phát triển và cải thiện…”, bà Hằng nhận định.
Vài năm trở lại đây, thị trường bất động sản ở hai thành phố lớn là Hà Nội và TP.HCM ghi nhận sự chuyển dịch mạnh mẽ sang các khu mới nổi vùng ven, với đa dạng các phân khúc. Nhiều nhà đầu tư cho rằng, đây chính là bước đệm góp phần định hướng, bổ sung thêm nguồn lực cho thị trường trong năm 2021.