Năm 2021, dù chịu nhiều ảnh hưởng tiêu cực của đại dịch COVID-19 nhưng nguồn vốn trên thị trường bất động sản trong năm vừa qua vẫn được đánh giá rất tích cực. Năm 2022 thị trường bất động sản sẽ nhận được nhiều xung lực tích cực cho sự phục hồi và dòng tiền được dự báo vẫn đổ mạnh vào lĩnh vực này.
Với sự bất định như vậy, rõ ràng các tài sản khác bị ảnh hưởng rất mạnh. Đầu tiên là thị trường tài chính bị rung lắc. Do đó, người ta sẽ tìm tài sản trú ẩn có thể trụ được với các vấn đề ảnh hưởng từ lạm phát, giá dầu tăng,… Và bất động sản sẽ tiếp tục là một kênh trú ẩn.
Thị trường bất động sản Việt Nam nói chung và khu vực TP.HCM nói riêng trong 5 năm qua đã phát triển mạnh mẽ. Luật Kinh doanh bất động sản cũng cởi mở hơn khi người nước ngoài được phép mua nhà ở tại Việt Nam. Thị trường ghi nhận sự phát triển của các loại hình mới như condotel, officetel… ngày một nhiều.
Thời gian qua, tuy chịu ảnh hưởng đáng kể từ dịch Covid-19 và các đợt giãn cách toàn xã hội nhưng những khó khăn trong ngắn hạn của thị trường cũng đã vượt qua. Hình thức bán hàng trực tuyến nhanh chóng được ứng dụng trên nhiều nền tảng và thị trường cũng bắt đầu xuất hiện mô hình đầu tư bất động sản chia nhỏ qua công nghệ. Hệ thống pháp luật liên quan đến bất động sản nhà ở phải được bổ sung và hoàn thiện hơn nhằm bắt kịp diễn biến và nhu cầu thị trường, nhất là sự phát triển của các loại hình bất động sản mới. Quy trình pháp lý cũng cần sớm đơn giản hóa, tạo điều kiện cho doanh nghiệp tháo gỡ những vướng mắc thủ tục, sớm hoàn thiện pháp lý dự án. Từ đó, đẩy nhanh tiến độ xây dựng, gia tăng nguồn cung và góp phần ổn định mặt bằng giá trên thị trường.
Để đảm bảo an toàn hoạt động và hạn chế rủi ro, cuối năm 2021, Ngân hàng Nhà nước đã yêu cầu các tổ chức tín dụng kiểm soát chặt chẽ tốc độ tăng trưởng tín dụng theo đúng chỉ tiêu được giao thực hiện trong năm 2021. Đây là một trong những biện pháp để siết chặt dòng vốn tín dụng đổ vào bất động sản. Việc kiểm soát này là cần thiết nhằm giảm thiểu nguy cơ bong bóng bất động sản, giảm thiểu nợ xấu, ngăn chặn đầu cơ.
Tuy bị siết vốn, nhưng các chuyên gia nhận định, thị trường bất động sản vẫn sẽ sôi động, dòng tiền sẽ tiếp tục được rót vào và nhiều triển vọng đang mở ra trong năm 2022.
Trong năm 2021, nợ vay bất động sản xấp xỉ gần 700.000 tỷ đồng, các doanh nghiệp địa ốc đã phát hành 214.440 tỷ đồng trái phiếu,… Sang năm 2022, dòng tiền được dự báo vẫn đổ mạnh vào bất động sản.
Theo các chuyên gia trong lĩnh vực ngân hàng thì tỷ lệ dư nợ tín dụng đối với hoạt động kinh doanh bất động sản trong tổng dư nợ tín dụng (hiện khoảng 7%) vẫn trong ngưỡng an toàn. Về tình hình phát hành trái phiếu, Bộ này cho biết, trong năm 2021, các doanh nghiệp bất động sản đã phát hành 214.440 tỷ đồng trái phiếu, tương đương hơn 9 tỷ USD. Con số này gấp 3 lần so với năm 2020 là 71.000 tỷ đồng.
Lãi suất phát hành trái phiếu dao động trong khoảng 8 – 13%/năm. Tổng giá trị phát hành của nhóm doanh nghiệp bất động sản chiếm 36% tổng giá trị phát hành trái phiếu doanh nghiệp. Trong đó, có khoảng có khoảng 29% giá trị trái phiếu phát hành không có tài sản đảm bảo hoặc bảo đảm bằng cổ phiếu. Theo Bộ Xây dựng, việc nhiều doanh nghiệp kinh doanh bất động sản chuyển sang thực hiện huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu, lượng phát hành với quy mô lớn, lãi suất cao, không có tài sản bảo đảm sẽ tiềm ẩn rủi ro cho thị trường.
Với các tín hiệu tích cực, các chuyên gia cho rằng, thị trường bất động sản sẽ đón đợt sóng mới trong năm 2022, 2023. Cơ sở của nhận định này xuất phát từ bối cảnh nguồn cung mới khan hiếm, những lo ngại về nguy cơ lạm phát cao cộng hưởng giá nhà đất chưa có dấu hiệu ngừng tăng càng khiến cho người dân lựa chọn “trữ tiền” vào kênh đầu tư an toàn như bất động sản.
Trong khi đó, tâm lý của các nhà đầu tư hiện rất hồ hởi và lạc quan sau sự dồn nén của thị trường bất động sản suốt nhiều tháng “ngủ đông”, cộng tâm lý không muốn bỏ lỡ cơ hội sinh lời khi Việt Nam đang đẩy mạnh đầu tư công, triển khai hàng loạt dự án hạ tầng quy mô lớn. Ở thời điểm hiện tại, thị trường địa ốc đang ghi nhận hoạt động “mua sắm” nhộn nhịp của giới đầu tư. Động thái “săn hàng” là điều dễ hiểu, nhất là khi các nhà đầu tư đều lạc quan vào đợt sóng mới trên thị trường địa ốc trong thời gian tới.
Tổng Hợp