Dòng tiền chảy vào bất động sản nhiều khả năng sẽ tăng mạnh hơn cả thời điểm trước dịch Covid-19. Bước sang tháng cuối cùng của năm, thị trường bất động sản phía Nam chứng kiến hàng loạt dự án được công bố, không ít trong số đó đã báo tin vui về kết quả bán hàng.
Thị trường vốn của Việt Nam cũng phát triển rất tích cực. Trái phiếu doanh nghiệp phát triển mạnh và doanh nghiệp đã đa dạng hóa nguồn vốn huy động của mình cả ở trong và ngoài nước. Nhiều doanh nghiệp đề xuất, về lâu dài phải có các quỹ như Quỹ Tín thác bất động sản, Quỹ Tiết kiệm nhà ở và Quỹ Phát triển nhà ở. Đây đều là những mô hình mà các nước triển khai tương đối tốt trong thời gian vừa qua.
Theo các chuyên gia kinh tế, rủi ro lạm phát dễ khiến tài sản của nhà đầu tư “bốc hơi” nếu mất giá, nên yếu tố lợi nhuận cần đặt lùi về sau và hướng đến việc bảo vệ tài sản trước tiên. Chính vì vậy, BĐS hiện đang trở thành kênh đầu tư được dòng tiền nhắm đến hàng đầu. Theo dự báo của các chuyên gia, trong năm 2022, thị trường BĐS sẽ nhận được nhiều tín hiệu và xung lực tích cực cho sự phục hồi và tăng trưởng. Trong đó, một số dòng vốn lớn được dự báo sẽ tiếp tục chảy vào thị trường BĐS, bao gồm: vốn vay ngân hàng, vốn doanh nghiệp huy động trực tiếp trên thị trường thông qua phát hành trái phiếu doanh nghiệp bên cạnh dòng vốn tự thân của doanh nghiệp.
Theo số liệu của các công ty nghiên cứu thị trường, trong 3 quý đầu năm 2021, tỷ lệ căn hộ giá bình dân đã bị giảm sút một cách đáng ngại. Trong khi đó, phân khúc cao cấp tiếp tục tỷ lệ áp đảo. Giá nhà đất liên tục tăng đã tạo ra lo ngại giá nhà tăng nhanh nhưng không có người mua. Tại TP.HCM, căn hộ bình dân hầu như vắng bóng, không có dự án nào nằm ở phân khúc 25 triệu đồng/m2. Chưa kể, giá bán căn hộ sơ cấp đã tăng rất cao, lên tới 15% so với đầu năm. Giá bán tăng cao không chỉ ở căn hộ chung cư, mà còn ở đất thổ cư, nhà liền kề và biệt thự. Tuy vậy, không phải dự án nào cũng bán hàng được tốt.
Ông Nguyễn Văn Đính – Chủ tịch Hội Môi giới BĐS Việt Nam cho biết: Trong những tháng gần đây, rất nhiều thông tin bán cắt lỗ nhà đất từ vài trăm triệu tới hàng tỷ đồng trên các trang mua bán BĐS. Tuy nhiên, đây chỉ là những hiện tượng nhỏ lẻ, xuất phát từ những nhà đầu tư (NĐT) gặp khó khăn về tài chính do ảnh hưởng của dịch Covid-19 buộc phải cắt lỗ, chứ không có hiện tượng ồ ạt bán tháo. Khác với 10 năm trước, hiện thị trường đang khan hiếm nguồn cung, nên ngoài những hiện tượng giá bán tăng cao và nhanh thì vẫn chưa có dấu hiệu cho thấy đã hình thành “bong bóng” BĐS. Cũng theo ông Đính, có một thực trạng là số lượng NĐT mới tăng cao trong những tháng qua, đây là vấn đề đáng lo ngại, bởi NĐT mới lực lượng rất dễ bị giao động, có thể rút tiền và bán tháo BĐS khi gặp tín hiệu xấu của thị trường hay gặp khó khăn về tài chính. Vì thế, mặc dù “bong bóng” BĐS có thể chưa diễn ra nhưng sự e ngại vẫn hiện diện, nhất là trong khi giá bán BĐS vẫn không ngừng tăng.
Năm 2022, nguồn cung BĐS được dự báo tích cực khi các diễn biến cuối năm 2021 đang có dấu hiệu khả quan cả về sức mua và sức cầu. Tại hội nghị đề cập đến triển vọng thị trường BĐS trong năm 2022, các chuyên gia cho rằng có nhiều diễn biến tươi sáng hơn khi dịch bệnh đang được kiểm soát tốt và nguồn cung mới dần quay lại thị trường. Chưa kể, dòng tiền chảy vào BĐS nhiều khả năng sẽ tăng mạnh hơn cả thời điểm trước dịch và có xu hướng đổ về những khu vực có sự phát triển về hạ tầng và đầu tư công mạnh. Nguồn cung mới và sức mua trong thời gian này về cơ bản sẽ tích cực hơn trước đó, không chỉ ở TP.HCM, Hà Nội mà cả các địa phương lân cận khác.
Theo các chuyên gia, từ năm 2022, có nhiều động lực nào sẽ “kéo” bất động sản sôi động trở lại. Cụ thể, các nút thắt pháp lý sẽ được tháo gỡ giúp nguồn cung bất động sản phục hồi mạnh mẽ, nhất là tại TP.HCM, một số quy hoạch được phê duyệt sẽ hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng và giá đất… là những yếu tố giúp thị trường bất động sản tăng trưởng trở lại từ năm 2022. Theo nghiên cứu phân tích của Công ty cổ phần Chứng khoán VNDIRECT (VNDIRECT), kỳ vọng thị trường bất động sản, nhà ở phục hồi từ năm 2022 dựa trên 3 yếu tố: nguồn cầu được thúc đẩy mạnh mẽ bởi thị trường phục hồi trong năm 2022; lãi suất vay mua nhà thấp củng cố quyết định mua nhà; nguồn cung mới hồi phục ấn tượng nhờ nới lỏng pháp lý. Về dài hạn, việc thúc đẩy đầu tư công, đặc biết phát triển cơ sở hạ tầng có tác động trực tiếp tới thị trường bất động sản, sẽ trở thành động lực tăng trưởng chính của bất động sản trong các năm tới.
Trong bối cảnh dịch bệnh, lãi suất ngân hàng thấp nhất trong nhiều năm trở lại, kênh gửi tiền tiết kiệm ngày càng trở nên kém hấp dẫn. Thay vào đó, dòng tiền có xu hướng chảy vào các kênh đầu tư rủi ro hơn nhưng cũng mang lại những cơ hội sinh lời hấp dẫn hơn như chứng khoán, bất động sản.
Tổng Hợp