Nguồn tiền của các doanh nghiệp đã cạn. Phần lớn nguồn vốn dự trữ của các doanh nghiệp đã phải trưng dụng cho các chi phí phát sinh trong thời gian giãn cách xã hội. Do đó, hiện nay, doanh nghiệp đang phải gồng gánh để có thể duy trì một phần sản xuất trong điều kiện khó khăn.
Làn sóng Covid-19 thứ 4 bùng phát đã khiến doanh nghiệp cạn kiệt dòng tiền, vì thế, lúc này doanh nghiệp cần ngân hàng bơm thêm “oxy tín dụng” cho doanh nghiệp để tạo thêm nguồn vốn khôi phục sản xuất – kinh doanh. Ngay khi TP. HCM bước vào giai đoạn bình thường mới vào tháng 10/2021, thống kê cho thấy tính từ đầu 2021 có 25.895 trường hợp, chiếm gần 27% số doanh nghiệp rút lui trên cả nước.
Trải qua gần nửa năm chống chọi với dịch bệnh, tạm ngưng sản xuất, kinh doanh, đa số doanh nghiệp đã rơi vào tình trạng kiệt quệ. Bởi vậy, khi tái khởi động, tài chính trở thành vấn đề nan giải nhất, đặc biệt là khi chi phí sản xuất đang tăng chóng mặt, từ nguyên liệu đầu vào, xăng dầu, cước phí vận chuyển… đều đang “đạt đỉnh”.
Cụ thể hơn, nguồn tiền của các doanh nghiệp đã cạn. Phần lớn nguồn vốn dự trữ của các doanh nghiệp đã phải trưng dụng cho các chi phí phát sinh trong thời gian giãn cách xã hội. Do đó, hiện nay, doanh nghiệp đang phải gồng gánh để có thể duy trì một phần sản xuất trong điều kiện khó khăn. Do vậy các doanh nghiệp, Hiệp Hội đều mong mỏi được ưu tiên được tiếp cận vốn vay dài hạn nhiều hơn vốn ngắn hạn như tỷ lệ hiện nay.
Theo phản ánh, việc vay vốn từ ngân hàng cũng rất khó khăn. Các ngân hàng cho rằng phần nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa hiện có thông tin tài chính kế toán không đảm bảo tính minh bạch, khó thẩm định hồ sơ cho vay vốn. Trong bối cảnh dịch bệnh, nhiều doanh nghiệp nhỏ không còn tài sản thế chấp để vay khoản mới và không đảm bảo nguồn thu để trả nợ nên cho vay sẽ tiềm ẩn rủi ro lớn. Còn với những doanh nghiệp nào đã “chết lâm sàng” thì gần như không có cơ hội được vay vốn.
Đến thời điểm này, các doanh nghiệp cũng đã xây dựng cho mình kế hoạch trở lại hoạt động, nhưng việc cân chỉnh lại bộ máy sản xuất tương đối khó khăn. Những khó khăn hiện hữu là dòng tiền hoạt động đang cạn dần, chi phí xét nghiệm đội lên cao, lao động thiếu hụt trầm trọng, chuỗi cung ứng vẫn chưa nối lại… Đa phần các doanh nghiệp nhỏ và vừa thừa nhận đã đuối sức, nếu không được hỗ trợ trong thời gian tới thì sẽ khó vào guồng sản xuất trở lại.
Thiếu nhân lực cũng là thách thức rất lớn đối với cộng đồng doanh nghiệp nhỏ và vừa. Khi dịch bùng phát mạnh, đã có nhiều địa phương tổ chức đưa người lao động đang kẹt tại miền Nam về quê, một số lớn tự về bằng đủ các phương tiện. Ngoài chuyện vướng mắc các quy định phòng dịch, người lao động về quê chưa được tiêm vaccine và cũng chỉ vài tháng nữa hết năm nên họ không mặn mà với việc quay trở lại sản xuất.
“Kẹt tiền, kẹt vốn, bị mất thanh khoản là rủi ro và là nguy cơ lớn nhất của mọi doanh nghiệp phải đương đầu, mặc dù có thể vẫn còn tài sản nhưng do chưa bán được dẫn đến thiếu dòng tiền, nên doanh nghiệp có thể bị “chết trên đống tài sản” của chính mình”, Hiệp hội Bất động sản TP Hồ Chí Minh (HoREA) nhấn mạnh. Theo HoREA, cái khó “thiếu dòng tiền” có liên quan trực tiếp đến “cái khó về tín dụng” vì trong lúc này lãi suất vay ngân hàng chưa giảm như kỳ vọng và doanh nghiệp vẫn phải trả lãi ngân hàng đều đặn hằng tháng. Thậm chí, hiệp hội này còn cho biết, có doanh nghiệp phải đi “vay nóng” để trả lương, duy trì hoạt động tối thiếu.
Đứng ở góc độ một chuyên gia tài chính – ngân hàng, TS. Nguyễn Trí Hiếu nhận xét, hiện có rất nhiều doanh nghiệp không thể vay tiền ngân hàng vì tài chính sa sút hoặc không có tài sản thế chấp. Vì thế, những biện pháp như giảm lãi vay, cơ cấu lại nợ hoặc không chuyển nhóm nợ không còn ý nghĩa, đặc biệt là những doanh nghiệp vừa và nhỏ Khó khăn phổ biến nhất của các doanh nghiệp hiện nay là thiếu tiền trả tiền lương cho người lao động, trả lãi vay cho ngân hàng, trả tiền thuê đất, kho bãi, nhà xưởng, văn phòng… Có 40% doanh nghiệp phải vay ngân hàng để giải quyết những vấn đề trên.
Tổng Hợp