Xét về nhu cầu thị trường, dù bị sụt giảm do giãn cách xã hội nhưng vẫn có những phân khúc có giao dịch khá sôi động như đất nền. Ở nhiều khu vực vẫn chứng kiến các nhà đầu tư đeo khẩu trang đi xem đất và xuống tiền.
Doanh nghiệp, sàn bất động sản đã có thể chủ động kế hoạch kinh doanh thay vì bị động như lần dịch đầu tiên. Thị trường bất động sản vẫn phát triển tốt, chỉ là đang chịu tác động từ những yếu tố khách quan bên ngoài như pháp lý, thủ tục. Nếu giải quyết tốt vấn đề bên ngoài, thị trường sẽ lại tăng trưởng trở lại.
Dịch bệnh ảnh hưởng đến cả thế giới chứ không riêng Việt Nam. Chúng ta cũng thấy rằng đến thời điểm này, Việt Nam đã nhiều lần ngăn chặn được 2 làn sóng của đại dịch Covid-19. Nhà nước đã có kinh nghiệm phòng chống dịch.
Những tháng cuối năm 2020, giới phân tích nhận định thị trường bất động sản đã ấm dần lên ở cả nguồn cung lẫn giao dịch. Các chủ đầu tư không ngừng hoàn thiện các dự án để bung hàng vào dịp cuối năm, khi nhu cầu đầu tư tăng mạnh.
Quý IV/2020, mức tăng trưởng GDP lên 4,48% đã đẩy GDP cả năm lên mức 2,91%. Dù đây là mức thấp kỷ lục nếu so sánh với các năm trước nhưng Việt Nam vẫn thuộc nhóm nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao nhất thế giới. Và kỳ vọng năm 2021 sẽ lên mức 6%.
Những chỉ số về mức tăng trưởng của nền kinh tế vĩ mô cũng mở ra cửa sáng, tạo lực đẩy cho thị trường bất động sản phục hồi và tăng trưởng nhanh chóng hơn. Đây là một điểm sáng của Việt Nam được cộng đồng quốc tế đánh giá cao và sẽ là một yếu tố thúc đẩy niềm tin của nhà đầu tư quay trở lại với thị trường bất động sản, dòng tiền sẽ sôi động và linh hoạt hơn.
Dù mức tăng trưởng của thị trường bất động sản lên xuống theo đồ thị hình sin nhưng các chuyên gia đánh giá, tác động của dịch bệnh trong đợt bùng phát này không khắc nghiêt bằng đợt đầu do thị trường đã dần thích ứng, các doanh nghiệp, nhà đầu tư quen dần với khái niệm “giãn cách xã hội” và trạng thái “bình thường mới”. Và một điều chắc chắn là giá bất động sản vẫn tăng, bất chấp những khó khăn do dịch bệnh gây ra với thị trường.
Theo khảo sát của một số công ty tư vấn bất động sản, tính đến quý III/2020, có khoảng 60% nhà đầu tư chọn bất động sản là kênh đầu tư sinh lời; trong đó có trên 80% nhà đầu tư tin rằng thị trường bất động sản sẽ hồi phục vào năm 2021 – 2022.
Đối với các nhà đầu tư, sau mỗi lần khủng hoảng, nhà đầu tư đều sẽ rút ra cho mình những bài học nhất định. Nhà đầu tư sẽ có tâm lý nghe ngóng, phán đoán thị trường, đồng thời chọn lọc một cách thận trọng hơn, không còn đầu tư ồ ạt theo đám đông như trước.
Trong lúc nền kinh tế chịu ảnh hưởng bởi dịch bệnh, tâm lý của các nhà đầu tư là tìm thời cơ, chọn thời điểm bỏ vốn, xác định lúc nào sẽ nhỏ giọt và lúc nào sẽ đẩy mạnh rót vốn. Bất động sản vẫn là một kênh đầu tư an toàn, hấp dẫn, không bị bấp bênh như các kênh đầu tư khác (vàng, đô-la, chứng khoán, tín dụng…)
Từ nhà đầu tư nhỏ đến nhà đầu tư lớn sẽ có những tính toán phù hợp để lựa chọn rổ hàng cho mình. Nhà đầu tư khôn ngoan sẽ luôn nhìn thấy cơ hội trong những khó khăn.
Dưới góc nhìn lạc quan, nếu dịch bệnh sớm được khống chế tốt, du lịch sẽ quay trở lại rất nhanh, thị trường Việt Nam đang ngày càng hấp dẫn, khách du lịch nước ngoài gia tăng, mức sống của người dân cao hơn, nhu cầu du lịch nội địa cũng rất lớn. Đây là lực cầu rất mạnh để bất động sản du lịch như chiếc lò xo bị nén lâu này có thể bật dậy một cách nhanh chóng.
Trường hợp xấu hơn, dịch bệnh kéo dài thì phân khúc nhà ở và bất động sản công nghiệp vẫn sẽ tăng trưởng nổi bật. Bất động sản nông nghiệp cũng đang là một thị trường tiềm năng, tuy nhiên lại trông cậy nhiều vào tiến độ sửa đổi Luật Đất đai 2013.
Theo báo cáo thị trường quý III/2020 của Bộ Xây dựng cho thấy thị trường đã dần phục hồi với 36.884 giao dịch bất động sản thành công, tăng khoảng 110 – 125% so với quý II/2020 do các doanh nghiệp đã nhanh chóng thích ứng, bám sát các chính sách hỗ trợ của Chính phủ sau thời gian giãn cách xã hội. Riêng tại Hà Nội có 2.966 giao dịch thành công (bằng 219% quý II/2020), tại TP.HCM có 6.722 giao dịch thành công (bằng 170,6% quý II/2020).
Bên cạnh đó, khi sản xuất kinh doanh phát triển trở lại, đời sống của người dân cũng được nâng lên, mức thu nhập cao hơn sẽ kích thích các nhu cầu quay trở lại, đặc biệt là nhu cầu lớn về bất động sản, nhu cầu nghỉ dưỡng.
Với bước chạy đà từ cuối năm 2020, các chuyên gia, doanh nghiệp và nhà đầu tư đều kỳ vọng vào sự phục hồi mạnh mẽ của thị trường bất động sản 2021 theo hướng thanh lọc và ổn định. Sự khởi sắc trở lại là điều mà bất kỳ đơn vị nào trên thị trường cũng mong chờ.
Nhưng rồi, niềm vui lại ngắn chẳng tày gang, ngay trước thềm Tết nguyên đán, cơn bão Covid-19 số 3 đã ập tới với cấp độ mạnh hơn, phức tạp và khó lường hơn. Liệu thị trường bất động sản năm 2021 có tiếp tục rơi vào vòng xoáy bất định. Các kịch bản được dự báo từ cuối năm 2020 và tâm lý nhà đầu tư có gì biến chuyển?
Trước những khó khăn chồng chất, các doanh nghiệp bất động sản đứng trước một cuộc sàng lọc mạnh mẽ. Theo đó, các chủ đầu tư muốn “vượt bão” buộc phải tái cơ cấu lại hoạt động đầu tư, cắt giảm nhân sự, thay đổi chiến lược kinh doanh và tăng cường chuyển đổi số. Trong khi đó, nhiều chủ đầu tư lại chọn phương án “ngủ đông” cho đến khi “kiệt sức” thì bị loại ra khỏi thị trường.