Theo thông tin từ Công ty Chứng khoán (VCBS), các dự án điện than mới sẽ gặp nhiều khó khăn khi triển khai. Nguyên nhân là do các tổ chức quốc tế không còn hỗ trợ vay vốn trong khi vẫn được quy hoạch với tỉ lệ cao.
Theo dự thảo quy hoạch điện 8 được Bộ Công Thương xây dựng, đến năm 2035, vẫn còn khoảng gần 30 GW (30.000 MW) điện than sẽ được phát triển. Tuy nhiên, theo phân tích của VCBS, chỉ một nửa trong số này đã dự kiến có kế hoạch thu xếp vốn, còn khoảng 15 GW chưa có kế hoạch thu xếp vốn.
Trong bối cảnh, nhiều tổ chức tài chính quốc tế hiện đang theo đuổi chính sách tín dụng xanh, các dự án điện than được dự báo sẽ gặp khó khăn khi huy động vốn. Bên cạnh đó, các dự án mới đều phải dùng nguồn than nhập khẩu với tỉ lệ phát thải CO2 cao nên có khả năng nhiều dự án sẽ bị hủy bỏ hoặc chuyển đổi sang sử dụng khí LNG và phải đầu tư lớn các máy móc phục vụ việc thay đổi nguyên vật liệu.
Ngược lại, các cam kết mức phát thải ròng về 0 năm 2050 tại Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP26) sẽ thúc đẩy đầu tư mạnh tay vào nhiệt điện khí LNG và năng lượng tái tạo, đặc biệt là điện gió ngoài khơi.
Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), ngành điện chính là ngành phát thải CO2 nhiều nhất với hơn 50%, và 40% trong số đó đến từ nhiệt điện than.
Trước đó, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành đã có thông báo kết luận tại hội nghị lấy ý kiến hoàn thiện Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn 2045 (Quy hoạch điện 8) được Văn phòng Chính phủ phát ra. Theo đó, Bộ Công Thương được yêu cầu nghiên cứu, hoàn thiện các phương án cơ cấu nguồn điện phù hợp đến năm 2045. Cơ quan này phải nghiên cứu trên cơ sở cập nhật giải pháp giảm phát thải khí nhà kính để đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050, như cam kết của Thủ tướng Chính phủ tại hội nghị COP 26.
Các dự án mới đều phải dùng nguồn than nhập khẩu với tỉ lệ phát thải CO2 cao nên có khả năng nhiều dự án sẽ bị hủy bỏ hoặc chuyển đổi sang sử dụng khí LNG và phải đầu tư lớn các máy móc phục vụ việc thay đổi nguyên vật liệu. Ngược lại, các cam kết mức phát thải ròng về 0 năm 2050 tại Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP26) sẽ thúc đẩy đầu tư mạnh tay vào nhiệt điện khí LNG và năng lượng tái tạo, đặc biệt là điện gió ngoài khơi.
Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), ngành điện chính là ngành phát thải CO2 nhiều nhất với hơn 50%, và 40% trong số đó đến từ nhiệt điện than.
Tổng Hợp