Phát triển các dự án đô thị không thể tách rời việc lập và quản lý quy hoạch. Tại TP.HCM, có nhiều dự án lớn được lập quy hoạch từ lâu nhưng đang trong tình trạng “treo” hoặc triển khai ì ạch, không những kìm hãm nguồn lực phát triển của thành phố mà còn ảnh hưởng đến quyền lợi người dân, làm mất mỹ quan đô thị.
Giao thông trọng điểm khu vực nội đô gồm tuyến Metro số 1 (tiến độ chung đạt 78%) và Metro số 2 (tiến độ đạt 3,8%), UBND TP.HCM đã kiến nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư xem xét, điều chuyển một số vốn ODA cấp phát từ ngân sách Trung ương chưa giải ngân cho dự án năm 2020 sang năm 2021 cho tuyến metro số 1, đồng thời kiến nghị Bộ Tài chính xem xét, sớm có văn bản về hồ sơ đề nghị gia hạn thời gian giải ngân đến ngày 20/12/2026 và điều chỉnh lịch trả nợ 2 khản vay của Ngân hàng Tái thiết Đức (KfW) đến ngày 30/9/2027 đối với tuyến metro số 2.
Giai đoạn 2021-2022, loạt công trình mở rộng đường Lương Định Của, Đỗ Xuân Hợp, cầu Thăng Long, cầu Công Lý… sẽ được khởi công xây dựng. Giai đoạn 2023-2025, nhiều dự án trọng điểm như: Khép kín đường Vành đai 2, cầu Cát Lái, cầu Thủ Thiêm 2, 3, 4… cũng sẽ hoàn thành, kết nối tất cả các hướng quận 2, quận 9 và Thủ Đức về trung tâm thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận.
Dự án đường bộ huyết mạch khác là cao tốc TP.HCM – Mộc Bài (theo hợp đồng BOT, dài 53km, tổng vốn đầu tư dự kiến 13.613 tỷ đồng) cũng chỉ mới trong giai đoạn nghiên cứu. Do dự án đi qua địa bàn TP.HCM và Tây Ninh, đồng thời để chủ động sắp xếp nguồn vốn đầu tư, trên cơ sở đề xuất của UBND TP.HCM, Bộ Giao thông Vận tải, Thủ tướng Chính phủ đã cho phép UBND TP.HCM là cơ quan nhà nước có thẩm quyền triển khai dự án. Sau khi nhận bàn giao hồ sơ từ Ban quản lý Dự án 2 – Bộ Giao thông Vận tải, UBND Thành phố đã hoàn chỉnh báo cáo nghiên cứu tiền khả thi để trình cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư.
Để tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ dự án này, vừa qua UBND TP.HCM đã đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn việc xác định nguồn vốn và khả năng cân đối trong giai đoạn 2021 – 2025 khi thực hiện thủ tục quyết định chủ trương đầu tư dự án tại thời điểm khi Chính phủ chưa thông báo dự kiến khả năng cân đối ngân sách nhà nước cho chi đầu tư phát triển giai đoạn 2021 – 2025. UBND Thành phố cũng đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư xem xét, có ý kiến hướng dẫn các vướng mắc liên quan đến thủ tục quyết định chủ trương đầu tư, phê duyệt dự án, thẩm định nguồn vốn và khả năng cấn đối vốn.
Đường Vành đai 3 trong khi giao thông kết nối giữa phường Long Phước với trung tâm Thành phố chỉ theo lộ trình đường Long Phước – Long Thuận – Nguyễn Duy Trinh với chiều dài 23km, mặt đường nhỏ, hẹp, thường xuyên xảy ra tình trạng ùn tắc giao thông, đi lại khó khăn. Sở Giao thông Vận tải TP.HCM vừa kiến nghị UBND TP.HCM có văn bản đề nghị Bộ Giao thông Vận tải chấp thuận chủ trương kết nối đường Long Phước, Quận 9 với cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây.
Ngoài ra còn có 44 dự án giao thông ưu tiên ở khu vực Nam Bộ với gần 320km, trong đó có 306km đường giao thông trên địa bàn quận 2, quận 9, quận Thủ Đức bây giờ như: Cao tốc thành phố Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây; các đường Lê Văn Việt, Lã Xuân Oai, Hoàng Hữu Nam; nút giao Gò Dưa; đường liên cảng Phú Hữu – Cát Lái; cầu Thủ Thiêm 3, 4…
Trước đó, ngày 19/8/2020, Bộ Giao thông Vận tải đã tổ chức triển khai thi công xây dựng dự án. Dự án được đầu tư bằng vốn ngân sách nhà nước nhằm kết nối hai tuyến đường cao tốc Trung Lương-Mỹ Thuận và Mỹ Thuận-Cần Thơ để hoàn thiện tuyến cao tốc từ TP. Hồ Chí Minh đi Cần Thơ theo quy hoạch, tạo mạng lưới giao thông hoàn chỉnh, kết nối các đường trục chính đã và đang xây dựng tại khu vực Tây Nam Bộ.
Dự án Vành đai 3 chia làm bốn giai đoạn như sau: Nhơn Trạch– Tân Vạn, Tân Vạn – Bình Chuẩn, Bình Chuẩn – quốc lộ 22 và quốc lộ 22 – Bến Lức. Trong đó đoạn Tân Vạn – Bình Chuẩn (một phần đường Mỹ Phước – Tân Vạn thuộc tỉnh Bình Dương) dài 16 km hoàn thành và đưa vào khai thác.
Đối với đoạn Tân Vạn – Nhơn Trạch gồm 2 dự án thành phần là 1A (từ tỉnh lộ 25B đến cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây, dài 8,7 km) và 1B (từ cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây đến nút giao trạm 2 Xa lộ Hà Nội, dài gần 9 km). Tổng chi phí gần 9.300 tỉ đồng.
Các đoạn còn lại dài 65 km được đề xuất ưu tiên đầu tư giai đoạn 2021-2025, tổng vốn dự kiến hơn 31.000 tỉ đồng, chia ra nhiều dự án thành phần.
Theo đó, cầu Nhơn Trạch dự kiến cầu Nhơn Trạch sẽ khởi công năm 2021 và hoàn thành năm 2024. Cầu Nhơn Trạch sẽ bắc qua Đồng Nai – TP.HCM, có chiều dài hơn 2 km, rộng 19,5 m dành cho 6 làn xe. Cầu có tĩnh không cao 30,5 m, thiết kế khoang thông thuyền 110 m đáp ứng tàu tải trọng 5.000 tấn chạy phía dưới.
Để đáp ứng nhu cầu phát triển đô thị theo hướng hiện đại, quy mô lớn, TP.HCM được quy hoạch và đang triển khai nhiều dự án đô thị mới hướng ra các khu vực vùng ven, liên vùng.