Trong đó, không ít thông tin rao bán cắt lỗ, giảm giá bất động sản được môi giới sử dụng chiêu trò.
Trong khi thị trường bất động sản trầm lắng, thông tin rao bán bất động sản vẫn tràn ngập trong các hội nhóm liên quan tới đất đai trên mạng xã hội. Trong đó, không ít thông tin rao bán cắt lỗ, giảm giá bất động sản được môi giới sử dụng chiêu trò.
Tiếp nữa, khi môi giới biết mình đang có nhu cầu mua đất, họ liên tục gọi điện và tư vấn khiến chị cảm thấy phiền phức.
Thực tế, các trường hợp nêu trên chỉ phản ánh được một phần rất nhỏ của thực trạng thông tin rao bán bất động sản không đúng sự thật, môi giới cấu kết làm giá trên thị trường hiện nay. Điều này không chỉ ảnh hưởng tới sự phát triển lành mạnh của thị trường bất động sản, mà còn tiềm ẩn những rủi ro tranh chấp khác.
Còn theo ông Nguyễn Văn Đính – Chủ tịch Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam, những môi giới cố ý đăng tin sai sự thật, dựng chuyện và nhân vật để khách hàng ra quyết định mua nhà theo kịch bản là lừa dối khách hàng. Hành vi này vừa vi phạm luật kinh doanh bất động sản vừa vi phạm bộ quy tắc ứng xử đạo đức hành nghề môi giới.
Theo luật sư Nguyễn Thanh Tùng (Đoàn luật sư TP Hà Nội), các quy định pháp luật về hoạt động nghề môi giới bất động sản đang lỏng lẻo. Nhiều môi giới hành nghề nhưng không có chứng chỉ hành nghề, không hoạt động trong các doanh nghiệp môi giới chuyên nghiệp, hoạt động các nhân.
“Việc không được đào tạo, không chuẩn về năng lực và đạo đức nghề nghiệp đã dẫn tới nhiều môi giới không tuân thủ pháp luật, hoạt động vụ lợi, lừa đảo khách hàng, tạo ra nhiều hệ lụy cho thị trường bất động sản”, luật sư Tùng nêu.
Theo Điểm b Khoản 3 Điều 59 Nghị định 16/2022/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về xây dựng bắt đầu có hiệu lực thi hành kể từ ngày 28/01/2022, phạt tiền từ 200 triệu đồng đến 250 triệu đồng đối với hành vi không cung cấp, cung cấp không đầy đủ hoặc cung cấp không trung thực hồ sơ, thông tin về bất động sản mà mình môi giới (trước đây, theo Nghị định 139/2017/NĐ-CP chỉ bị phạt tiền từ 40 triệu đồng đến 50 triệu đồng).
Theo Điểm c Khoản 3 Điều 4 Nghị định 16/2022/NĐ-CP, mức phạt tiền nêu trên là áp dụng với tổ chức vi phạm, trường hợp cá nhân vi phạm thì mức phạt tiền bằng 1/2 mức phạt đối với tổ chức.
Căn cứ vào các quy định nêu trên, kể từ ngày 28/01/2022, bên môi giới bất động sản là tổ chức cung cấp thông tin sai lệch về nhà đất sẽ bị phạt tiền từ 200 triệu đồng đến 250 triệu đồng; trường hợp bên môi giới là cá nhân vi phạm sẽ bị phạt tiền từ 100 triệu đồng đến 125 triệu đồng.
Căn cứ Điểm g Khoản 5 Điều 59 Nghị định 16/2022/NĐ-CP, ngoài việc bị phạt tiền như trên còn áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc cung cấp thông tin về bất động sản đúng theo quy định.
Trong 2 năm qua, thị trường bất động sản đã ghi nhận sự sôi động của phân khúc đất nhà vườn, trang trại, nghỉ dưỡng, gọi chung đất nhà vườn ven đô, xuất phát từ làn sóng “bỏ phố về quê” khi dịch bệnh xuất hiện.
Thông tin Bộ Xây dựng công bố về nhà ở và thị trường bất động sản năm 2022 cho thấy, giá giao dịch nhà ở riêng lẻ, đất nền trong các dự án tăng cao trong hai quý đầu năm và giảm dần về cuối năm.
Trong quý IV/2022, giá giao dịch bình quân nhà ở riêng lẻ, đất nền cơ bản không tăng so với quý trước; cá biệt có một số dự án tại một số khu vực có xu hướng giảm nhưng không nhiều.
Trong khi đó, dữ liệu của Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (Vars) cho thấy, giá bất động sản đặc biệt là phân khúc đất nền đang được điều chỉnh giảm mạnh.
Đại diện Vars cho biết, cuối năm 2022, do ảnh hưởng từ chính sách tiền tệ thắt chặt và các yếu tố vĩ mô của nền kinh tế cũng như các vấn đề nội tại thị trường chưa được giải quyết đã khiến thị trường bất động sản rơi vào khó khăn.
Giá bất động sản đặc biệt là phân khúc đất nền được điều chỉnh giảm mạnh, gần như trở lại mức giá thời điểm cuối năm 2021 khi chưa xảy ra cơn sốt đất. Tuy nhiên, phân khúc nhà ở, đặc biệt là căn hộ chung cư không nằm trong xu hướng giảm giá bán.
Tổng Hợp
(Dân Trí, Lao Động)