Theo ông Nguyễn Văn Đính, Chủ tịch Hội môi giới bất động sản Việt Nam (VARs) cho rằng, đầu tư lướt sóng bất động sản lúc nào cũng có.
Lãnh đạo một doanh nghiệp môi giới bất động sản khác tại TP.HCM cho rằng: Có thể, xu hướng đầu tư lướt sóng tại các dự án được quy hoạch rõ ràng, bài bản đã bị triệt tiêu. Thế nhưng, xu hướng đầu tư lướt sóng vẫn rất phát triển ở các khu vực đang là “vùng trũng” của thị trường.
Vị chuyên gia này phân tích: Hiện nay, giá đất, giá nhà dự án đã tăng rất cao. Có dự án ở khu vực ngoại thành, chủ đầu tư tính giá đất ngang bằng với khu vực nội thành. Với cách tính như vậy, đầu tư trong ngắn hạn sẽ không mang lại nhiều lợi nhuận, thậm chí có thể bị lỗ. Do đó, nhà đầu tư chuyển hướng sang đầu tư dài hạn, nằm chờ giá lên.
Chính vì vậy, thay vì lướt sóng tại các dự án, dòng vốn đầu tư đã chuyển sang các khu vực đang có giá đất vẫn còn thấp, như là các huyện Hóc Môn, Củ Chi (TP.HCM), hoặc xa hơn nữa là Long An, hoặc Bà Rịa – Vũng Tàu. “Nói tóm lại, không có chuyện nhà đầu bất động sản lướt sóng biến mất khỏi thị trường. Chẳng qua họ chuyển dòng vốn từ các dự án có giá đất cao, sang nơi có giá đất thấp để kiếm chác lợi nhuận nhanh chóng”, vị này nói.
Đồng tình với nhận định này, ông Nguyễn Văn Đính, Chủ tịch Hội môi giới bất động sản Việt Nam (VARs) cho rằng, đầu tư lướt sóng bất động sản lúc nào cũng có, dù ở miền Bắc hay miền Nam, có dịch hay không có dịch, thì vẫn luôn tồn tại.
Theo ông Đính, ở một góc độ nào đó, thị trường bất động sản vẫn rất cần dòng vốn từ các nhà đầu tư lướt sóng, họ mang tính hoạt náo viên kích thích thị trường sơ khởi. Nếu không có dòng vốn này, thị trường sẽ tương đối ảm đạm.
Nhóm nhà đầu tư dạng này thường tụ lại rất đông ở thị trường mới khai phá, mới có thông tin quy hoạch, hoặc tại một số khu vực chuẩn bị có dự án lớn đến. “Gần đây, quá trình đầu tư vào hạ tầng đang rất phát triển, đó là chưa kể rất nhiều dự án FDI lớn chuẩn bị đổ bộ vào thị trường Việt Nam, nên kiểu gì cũng xuất hiện lướt sóng bất động sản. Do đó, tôi khẳng định không có chuyện hết thời, mà phải ngược lại, thị trường sắp có đợt đầu tư lướt sóng mới”, ông Đính nói.
Không chỉ các nhà đầu tư lướt sóng mà các chủ đầu tư bất động sản cũng gặp khó khi vốn ngân hàng bị siết. TS. Lê Xuân Nghĩa, chuyên gia tài chính – ngân hàng, cho rằng, nếu không siết chặt tình trạng ngân hàng cho vay sân sau, bắt tay với doanh nghiệp bất động sản mua trái phiếu doanh nghiệp để đảo nợ,… thì đến một lúc nào đó, mức độ nguy hiểm sẽ lan rộng và ngoài tầm tay của cơ quan thanh tra giám sát.
Theo ông Nghĩa, xét về cơ cấu phát hành trái phiếu năm qua, có đến hơn 50% là trái phiếu doanh nghiệp bất động sản, 30% từ ngân hàng. Điều này có nghĩa là hơn 80% trái phiếu phát hành không thuộc lĩnh vực sản xuất. Phần lớn khối lượng trái phiếu được phát hành những năm qua không có bóng dáng của các lĩnh vực như sản xuất, công nghiệp, nông nghiệp, thương mại mà tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực có tính đầu cơ cao như bất động sản.
Trong giai đoạn 2020 – 2022, do ảnh hưởng từ đại dịch COVID-19, số lượng nhà đầu tư bất động sản lướt sóng đã suy giảm mạnh. Hiện lượng giao dịch lướt sóng từ nhóm này chiếm tỷ trọng 0%. Lãnh đạo công ty này cho biết, nguyên nhân khiến nhóm nhà đầu tư lướt sóng biến mất khỏi thị trường là do thanh khoản của tài sản có dấu hiệu xuống thấp. Khi thời gian mua vào và bán ra ngày càng kéo dài hơn trước gấp nhiều lần, nhóm nhà đầu tư mua nhanh bán vội này không còn sóng để lướt.
Tổng Hợp