Trong đầu tư bất động sản, khi rót vốn vào các dự án có rủi ro cao, có thể lợi nhuận đem lại rất lớn, nhưng có thể “mất trắng”. Do đó, xu hướng đầu tư “cầm đèn chạy trước ô tô” thường dành cho giới đầu tư có “máu liều”.
Xu hướng đầu tư “cầm đèn chạy trước ô tô” có thể mang lại lợi nhuận “khủng” cho nhà đầu tư, vì giá đất thời điểm đó vẫn là “tin đồn” vẫn thấp. Tuy nhiên, khi “tin đồn” được cơ quan quản lý Nhà nước xác nhận là “có” chắc chắn giá đất sẽ lên, như nếu mua đất thời điểm đó lợi nhuận khi bán ra sẽ không cao như trước.
“Hầu hết, “lướt sóng” hạ tầng ít khi bị lỗ, chỉ có lãi lớn. Nhưng cũng có một số trường hợp, đầu tư vội vàng, đầu tư theo tin đồn.
Mỗi khi có “tin đồn” về dự án hạ tầng mới, chắc chắn giới đầu tư bất động sản sẽ đổ xô đi gom đất, đầu cơ đất số lượng lớn. Ngay cả khi “tin đồn” chưa được xác thực, tình trạng này vẫn xảy ra.
Trong năm 2020, chứng kiến sự suy giảm, đóng cửa, giảm quy mô của hàng loạt sàn giao dịch, văn phòng và trung tâm giao dịch bất động sản. Môi giới bỏ nghề chuyển hướng sang lĩnh vực khác nhiều vô kể.
Thị trường bất động sản Việt Nam đang tồn tại một số xu hướng đầu tư kỳ lạ, như đầu tư vào căn hộ tập thể cũ, đầu tư vào nhà cũ, nhà nát hay căn hộ có diện tích nhỏ.
Nhiều người lầm tưởng, các xu hướng đầu tư này không nhiều hiệu quả. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, tất cả các xu hướng đầu tư kể trên đều đem mang lại lợi nhuận “khủng” cho nhà đầu tư.
Theo một số nhà đầu tư, giá trị của nhà đất liền thổ luôn bền vững và tăng giá theo thời gian. Đặc biệt, tính thanh khoản của nhà đất, bất động sản liền thổ luôn rất cao, nên không lo bị “ế”.
Thông thường, giá trị của nhà đất sẽ được tính làm 2 phần, một là giá trị đất, hai là giá trị tài sản gắn liền với đất (phần nhà ở). Tuy nhiên, với dòng sản phẩm nhà nát, nhà cũ, xác nhà thường không có giá trị bằng phần đất. Phần tài sản trên đất (công trình) có thể bị xuống cấp, khấu hao theo thời gian.
Khi mua xác nhà, giới đầu tư chỉ cần bỏ ra một số tiền nhỏ để cải tạo, hoặc xây mới nhà ở, là đã có thể bán ra với giá nhà mới. Lợi nhuận khi đầu tư vào nhà nát dao động từ 20% – 30%, tùy từng khu vực.
Chạy theo tin nóng sốt
Vào năm 2019, nhiều nhà đầu tư đã đổ xô về Đan Phượng (Hà Nội) săn đất khi có thông tin dự án của Vingroup sẽ được xây dựng tại đây. Thế nhưng đến nay siêu dự án của ông lớn Vingroup vẫn chưa có động tĩnh trên thị trường, nhiều nhà đầu tư ôm đất “đứng ngồi không yên”.
Theo khảo sát của Batdongsan.com.vn, vào năm 2019, ăn theo thông tin siêu dự án, rất nhiều mảnh đất dịch vụ ở Tân Hội giá tăng từ 40-44 triệu đồng/m2 lên mức 55-57 triệu đồng/m2 trong 2 tháng, đất thổ cư sát ngay siêu dự án thuộc Tân Hội giá cũng tăng từ 40-42 triệu đồng/m2 lên mức 47-48 triệu đồng/m2. Đất trong các ngõ to, ô tô tránh nhau, giá cũng tăng từ 18-22 triệu đồng/m2 lên mức 20-25 triệu đồng/m2.
Thời điểm đó, theo lời các môi giới, siêu dự án của Vingroup sẽ thuộc địa giới hành chính 4 xã là Tân Hội, Tân Lập, Liên Hà và Liên Trung. Do đó, đất tại những khu vực này trở nên nóng sốt.
Cơn sốt đất của TP. Bảo Lộc bắt nguồn từ năm 2018 với việc có thông tin năm 2019 tỉnh Lâm Đồng sẽ xây dựng dự án Sân bay Lộc Phát tại TP. Bảo Lộc và đường cao tốc Dầu Giây – Liên Khương nối vào đường cao tốc lên TP. Đà Lạt. Cũng từ thông tin này mà đợt sốt đất đầu tiên đã được xuất hiện, kéo theo đó là việc nhiều dự án phân lô đất nền được vẽ ra và bán cho nhà đầu tư.
Việc sốt đất ở TP. Bảo Lộc cũng như các cuộc sốt đất trước đó như sân bay Long Thành tỉnh Đồng Nai, Xuyên Mộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu… đó là các nhà đầu tư lớn sẽ bỏ tiềm ôm đất nông nghiệp số lượng lớn với giá ban đầu rất rẻ, sau đó sẽ tung thông tin quy hoạch khu vực hoặc nhà đầu tư lớn nào đó sẽ đổ bộ vào khu vực đó đầu tư.
Cũng từ đây, họ cho chân rết của mình đi tạo sóng ảo bằng các giao dịch giả, tạo sức hút cho nhà đầu tư thứ cấp nhỏ vào mua. Sau khi thị trường đạt mức giá đất cao gấp nhiều lần giá nhà đầu tư lớn thì họ sẽ bắt đầu bán ra cho những nhà đầu tư tới sau và âm thầm rút lui.