Trong thời gian vừa qua, không chỉ nhóm dân số trẻ, mà cả các tầng lớp trung niên hay cao tuổi cũng đã bắt đầu thích nghi với việc sử dụng công nghệ trong việc mua bán online. Chủ “đất vàng” cho thuê tại TP.HCM chấp nhận giảm từ 30-50% nhưng những mảng đất này đã hết màu mỡ…
Về kỳ vọng phục hồi trong 3 tháng cuối năm, thời điểm trùng với nhiều lễ hội làm gia tăng nhu cầu của mua của người dân nói chung, với điều kiện dịch bệnh sẽ được kiểm soát tốt hơn thì việc tiêu dùng, chi tiêu của người dân cũng sẽ bắt đầu quay trở lại, để bù lại nhu cầu mua sắm tiêu dùng bị dồn nén trong sốt thời gian giãn cách vừa qua.
Quý IV/2021 được kỳ vọng là thời điểm mà mức tiêu dùng bùng nổ mạnh mẽ, từ đó sẽ giúp cho các ngành bán lẻ và đặc biệt là ngành F&B có các dấu hiệu tích cực hơn. Trong thời gian vừa qua, không chỉ nhóm dân số trẻ, mà cả các tầng lớp trung niên hay cao tuổi cũng đã bắt đầu thích nghi với việc sử dụng công nghệ trong việc mua bán online. Việc này sẽ ảnh hưởng đến tâm lý của người tiêu dùng, độ trung thành của họ sẽ giảm lại và họ dễ bị tác động bởi các thông tin, những đánh giá ngay trên online.
Theo Cục Thống Kê TP.HCM, doanh thu bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng đạt 4 tỷ USD, giảm 71% so với cùng kỳ năm ngoái. Một số cửa hàng tại khu vực trung tâm đóng cửa trong quý III khiến công suất tại khu vực này giảm 2% và giá chào thuê giảm 2% theo quý. Chỉ có một số ít khách thuê vẫn hoạt động trong suốt quá trình giãn cách nghiêm ngặt, chủ yếu là các cửa hàng bán lẻ hiện đại, cửa hàng tiện lợi, siêu thị…
Nhóm F&B đang hoạt động thiên về hình thức giao hàng tận nơi hơn là khách đến tận cửa hàng để ăn uống. Về doanh thu, trong thời gian vừa qua, các khách thuê F&B cho biết doanh thu của họ chỉ ở mức khoảng 20-30% so với thời điểm tháng 4-5 khi mà việc giãn cách chưa quá nghiêm ngặt. Đối với nhóm khách thuê mới, trong ngắn hạn, các thương hiệu nước ngoài thâm nhập vào thị trường bằng hình thức phân phối trực tiếp có thể sẽ trì hoãn do những hạn chế trong vấn đề đóng cửa biên giới. Các thương hiệu sẽ thâm nhập thị trường thông qua các đối tác phân phối trong nước, bất chấp dịch bệnh.
Nhiều đoạn đường 5 – 6 mặt bằng nằm cạnh nhau đều không thể trụ được vì dịch bệnh Covid-19. Không chỉ mặt bằng nhà phố cho thuê, ngước lên các dãy chung cư trên đường Đồng Khởi, nơi mà trước đây là điểm kinh doanh thời trang, cà phê cũng đều đã đóng cửa, hoang vắng. Trước khi dịch COVID-19 tác động tiêu cực lên thị trường này, nhiều mặt bằng ở trung tâm TP HCM đã bị bỏ trống hàng loạt do giá thuê quá đắt đỏ, khiến người kinh doanh khó trụ nổi trong môi trường cạnh tranh khắc nghiệt.
Dịch COVID-19 trở thành giọt nước tràn ly, khiến các mặt bằng kinh doanh vốn dĩ đã khó, nay càng khó hơn trong việc tìm người thuê. Số lượng mặt bằng nhà phố được chào thuê ra thị trường ngày càng nhiều nhưng tốc độ lấp đầy lại rất chậm. Trước thực trạng này, một số khách thuê khác tiếp tục “gồng mình” duy trì kinh doanh, một số khác tạm dừng hoạt động hoặc thương thảo với chủ nhà để giảm giá thuê.
Tĩnh Kiên
(Tổng Hợp)