Báo cáo mới đây của Bộ Xây dựng cho biết, thị trường đất nền hiện đã được kiểm soát sau cơn sốt cục bộ tại một số địa phương hồi đầu năm. Tuy nhiên, so với thời kỳ cao điểm, giá đất nền đã giảm 10 – 20%, nửa đầu năm 2021 cũng ghi nhận tình trạng “cắt lỗ” tại một số khu vực.
Không chỉ TP. Hồ Chí Minh gần như chấm dứt các hoạt động mua bán mà các tỉnh thành lân cận, nhu cầu giao dịch nhà đất cũng giảm rất nhiều. Thiệt hại kinh tế nặng nề, áp lực tài chính khiến ông Chiến không có nhiều lựa chọn ngoài bán cắt lỗ lô đất để cứu cánh việc kinh doanh.
Nhà đầu tư trên không phải là trường hợp hiếm trong tình hình hiện nay, rất nhiều khách hàng đang có nhu cầu thanh lý lại các suất đầu tư đất nền trong bối cảnh kinh tế chịu thiệt hại nặng nề và thị trường vẫn chưa biết thời điểm nào có thể phục hồi giao dịch. Theo tìm hiểu từ Batdongsan.com.vn, hiện khá nhiều nhà đầu tư đang có nhu cầu rao bán nhanh các suất đất nền có giá trị từ vài chục tỷ đến vài tỷ đồng ở cả TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận như Long An, Bình Dương, Đồng Nai…
Bên cạnh một số nhà đầu tư vẫn còn cố gắng gồng mình, nhiều người đã chấp nhận sang nhượng không lời, thậm chí là thua lỗ với số tiền lớn những mong thu hồi tài chính trong giai đoạn khó khăn. Tuy nhiên việc rao bán không dễ dàng khi mà lượng khách hàng có nhu cầu mua vào thấp hơn khá nhiều so với lượng người đang có hàng cần bán ra. Chênh lệch giữa cung và cầu khiến bên bán có phần bị ép giá, phải chấp nhận giảm giá, chịu lỗ nếu muốn việc mua bán thuận lợi.
Lý giải nguyên nhân khiến giá đất nền và giao dịch suy giảm, đại diện Bộ Xây dựng cho biết, trong cơn sốt đất đầu năm 2021, thị trường có hiện tượng giá đất nền tăng nóng, cục bộ, tăng ảo và vượt qua giá trị thực. Việc giá đất nền giảm mạnh khi thị trường hết sốt là tất yếu vì nhu cầu đầu cơ giảm khiến giá đất nhiều nơi trở về giá trị thực. Làn sóng bán cắt lỗ đất nền được dự báo có thể tăng mạnh trong các tháng cuối năm nếu tình hình dịch bệnh không sớm được kiểm soát. Các chuyên gia đầu ngành cũng có chung nhận định, đợt dịch Covid-19 bùng phát lần thứ tư đang đẩy địa ốc vào kịch bản chịu áp lực giảm giá trên thị trường thứ cấp khá mạnh.
Thị trường đã bắt đầu xuất hiện tình trạng bán cắt lỗ, bán tháo BĐS dưới áp lực tài chính. Tuy chưa diễn ra phổ biến đến mức mang tính đại trà nhưng về lâu dài là rất khó đoán. Đối diện áp lực từ đợt dịch đầy căng thẳng và kéo dài lần này, những nhà đầu tư nào đang sử dụng đòn bẩy tài chính quá đà hoặc vốn vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn sẽ phải đối diện với kịch bản vô cùng khó khăn. Nhóm nhà đầu tư này sẽ chịu áp lực điều chỉnh giá bán nếu muốn xả hàng để giảm gánh nặng tài chính. Một khi dịch bệnh sớm được kiểm soát, thị trường phục hồi nhanh thì làn sóng cắt lỗ sẽ không diễn ra nhiều, còn nếu ngược lại, tình hình hiện tại kéo dài, việc xuất hiện sóng bán tháo, bán giảm giá là điều khó tránh khỏi.
Ngoại trừ các nhà đầu tư trường vốn, có tiềm lực tài chính tốt và dày dạn kinh nghiệm đã cảnh giác chuẩn bị hàng phòng vệ tốt, vẫn có khá nhiều nhà đầu tư chưa lường hết những thách thức của việc chống dịch, đang loay hoay xả hàng trên thị trường thứ cấp. Những nhà đầu tư này bị nợ đọng, lãi vay phải trả đều hàng tháng, thậm chí có tài sản đến hạn phải đóng tiền theo tiến độ, cần bán tài sản buộc phải cân nhắc đến việc giảm giá.
Cương Nguyễn