Nhiều người hái quả ngọt, những cũng không ít người ôm trái đắng khi đầu tư vào đất. Bắt đầu bằng câu hỏi “trong thời điểm suy thoái, để tiền mặt ngân hàng làm gì?”, rồi tự trả lời rằng việc đầu tư vào bất động sản là hấp dẫn. Khi những nhà đầu tư gạo cội còn do dự thì khá nhiều nhà đầu tư mới (hay còn gọi là F0 bất động sản) lại có “cái đầu lạnh”, ngược dòng thị trường để kiếm tiền.
Khác với trước đây, việc đầu tư đất nền hiện không còn tập trung tại các đô thị lớn như Hà Nội, TP.HCM, mà hướng ra các khu vực lân cận, thậm chí ở các tỉnh lẻ xa xôi.
Ông Vũ Cương Quyết, Tổng giám đốc Đất Xanh Miền Bắc cho biết, tâm lý của nhà đầu tư hiện rất hồ hởi sau sự dồn nén của thị trường bất động sản thời dịch, cộng với tâm lý không muốn bỏ lỡ cơ hội khi Việt Nam đang đẩy mạnh đầu tư công, triển khai hàng loạt dự án hạ tầng quy mô lớn.
Bên cạnh đó, những tín hiệu cho thấy thị trường có thể sớm hồi phục trở lại cũng tạo ra động lực cho nhiều nhà đầu tư nhanh nhạy tận dụng để mua lại các bất động sản giảm giá, rồi tìm cách bán lại với mức giá cao hơn.
Ghi nhận thực tế cho thấy, từ đầu năm 2022, làn sóng nhà đầu tư đổ về những địa phương phía Bắc như Hưng Yên, Bắc Ninh, Bắc Giang, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An…, hay khu vực vùng ven phía Nam như Đồng Nai, Long An, Bình Dương, thậm chí xa hơn như Bình Phước, Bình Thuận… để săn đất rất sôi động.
Sức ép đô thị khiến cho nhiều người ở trung tâm tỏa ra ngoại ô mua căn nhà thứ hai (second home) để ở, cũng như tranh thủ cơ hội đầu tư kiếm lời. Bên cạnh đó, thông tin quy hoạch hạ tầng giao thông được dồn dập công bố (do 2021 là năm đầu của chu kỳ quy hoạch 10 năm) đã thúc đẩy giới đầu tư lựa chọn đất như là một tài sản sinh lời tiềm năng.
Chưa kể, tại các đô thị lớn như TP.HCM hay Hà Nội, mấy năm nay, thủ tục pháp lý cho các dự án bị ách tắc, nguồn cung nghẽn lại. Nhiều chủ đầu tư “dạt” về tỉnh lẻ phát triển dự án, từ đó đẩy giá đất leo thang. Theo Bộ Xây dựng, tỷ lệ dân số đô thị sẽ tăng từ mức 40% hiện tại lên 45% vào năm 2030, đòi hỏi mỗi năm cần thêm 70 triệu mét vuông nhà ở.
“Tại sao lại có giá rẻ thế? Liệu có gì mờ ám sau những dự án giá rẻ này?”, nhiều người đặt ra câu hỏi như vậy và cũng biết rằng, đất phân lô bán nền đa phần là đất trồng lúa, đất trồng cây lâu năm được các công ty địa ốc “hô biến” thành dự án sổ chung, sổ chờ, nhưng vì lòng tham, vì lợi nhuận cao trong thời gian ngắn mà sẵn sàng lờ đi rủi ro để lao vào đất.
Cũng không ngoại trừ có những nhà đầu tư (thậm chí là phần lớn nhà đầu tư – PV) rất ít kinh nghiệm, mua theo số đông, theo lời hứa hẹn đường mật và tương lai “bánh vẽ” của chủ đầu tư… mua đất mà không xây nhà và đợi mãi cũng không có sổ vì nhiều dự án nằm trong vùng không có quy hoạch đất ở. Nhiều chủ đầu tư ra chiêu cam kết mua lại sau 1 năm với mức chênh 12-18% so với giá gốc, nhưng đến khi tranh chấp giải quyết trả đất lấy tiền không hề dễ dàng.
Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Văn Đính, Chủ tịch Hội Môi giới bất động sản Việt Nam cho rằng, với những dự án “bánh vẽ”, thiếu cơ sở pháp lý, chủ đầu tư và đơn vị môi giới không có cách nào khác là phải tìm kiếm và tiếp cận những “con nai ngơ ngác”. Họ sẵn tiền, nhưng kiến thức và hiểu biết về pháp lý bất động sản rất hạn chế, dễ dàng bị qua mặt, trong số đó nhiều người lần đầu tiên mua đất.
Đất đai là một loại hàng hoá nên cũng chịu tác động từ cung – cầu thị trường. Nguồn cung đất ngày một hạn chế, trong khi nhu cầu nhà ở của người dân ngày một tăng, cho nên giá đất sẽ chỉ tăng, mà không giảm.
Qua rồi thời tư duy “nhà đầu tư F0” chủ yếu là tiền mặt nhưng thiếu kinh nghiệm và kiến thức. Thực tế cho thấy, lớp nhà đầu tư mới này rất nhanh nhạy và chỉ một thời gian ngắn là có thể xếp vào hàng “professinal”, hay còn gọi là nhà đầu tư chuyên nghiệp và “món khoái khẩu” chính là đất nền. Trần Minh, một tư vấn viên bất động sản cho hay, biệt tài của các nhà đầu tư thế hệ mới là rất giỏi trong việc tìm kiếm những lô đất có khả năng sinh lời tốt, đặc biệt là những khu vực ngoại tỉnh.
Trước khi khách hàng đặt tiền mua đất tại đó thì đều được nhân viên của công ty môi giới giới thiệu cặn kẽ, cung cấp văn bản photo thông tin quy hoạch liên quan khu đất. Tuy nhiên, khi đối chiếu giữa văn bản photo với văn bản chính (có dấu đỏ) của phòng quản lý đô thị huyện thì khách hàng mới “ngã ngửa” vì nội dung đã bị chỉnh sửa.
Mỗi khi lướt Facebook, chúng tôi thấy nhiều bạn bè, người quen cũng đăng tin rao bán đất, thậm chí còn làm video hướng dẫn người khác khởi nghiệp kinh doanh bất động sản. Nhiều người mua xe mới, nhà mới hay có cuộc sống “sang chảnh” cũng nhờ chốt vài lô đất.
Hiệu ứng FOMO (sợ bỏ lỡ cơ hội) khi bất động sản được nhắc nhiều trên các phương tiện truyền thông, giá nhà đất tăng nhanh và nhiều người kiếm được tiền từ đất… đã kéo theo nhiều người lao vào “lướt sóng” đất.
Tổng Hợp