Những ngày gần đây, tại các tuyến đường gần khu công nghiệp ở Bình Dương, hàng loạt DN đặt bàn ghế và treo bảng “tuyển dụng gấp” để tìm lao động. Ghi nhận của phóng viên cho thấy, hiện các DN bố trí chỗ đặt bàn, cử nhân viên túc trực để tìm lao động.
Phó Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Bình Dương Phạm Văn Tuyên cho hay, đơn vị đang triển khai các kế hoạch tìm kiếm nguồn lao động để giúp DN ổn định sản xuất hậu dịch COVID-19 và sau Tết Nguyên đán 2022.
Về nguyên nhân dẫn đến tình trạng thiếu hụt lao động, theo ông Tuyên do khoảng thời gian dịch bệnh diễn biến phức tạp, DN buộc phải cho công nhân tạm nghỉ việc. Một số DN lớn buộc phải chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động, bởi họ cho rằng không còn cách nào khác, dẫu rất muốn giữ người làm. Tuy nhiên, khi dịch bệnh được kiểm soát, DN cần lao động lại khó tuyển, bởi người lao động tìm việc khác hoặc về quê không quay trở lại. Cũng theo ông Tuyên, trung bình mỗi DN cần tuyển từ 50 đến 1.000 lao động phổ thông, có DN cần tuyển trên 2.000 lao động. Tại Bình Dương, DN rơi vào tình trạng “khát” lao động sau Tết chủ yếu thuộc các ngành may mặc, chế biến gỗ, bất động sản, linh kiện điện tử. Theo đó, địa phương này có nhu cầu tuyển dụng sau Tết hơn 70.000 người, trong đó lao động phổ thông chiếm 75%. Để thu hút lao động, DN đưa ra mức lương 6 – 18 triệu đồng/tháng.
Những ngày gần đây, tại các tuyến đường gần khu công nghiệp ở Bình Dương, hàng loạt doanh nghiệp đặt bàn ghế và treo bảng “tuyển dụng gấp” để tìm lao động. Ghi nhận cho thấy, ngay sau Tết, các doanh nghiệp bố trí chỗ đặt bàn, cử nhân viên túc trực để tìm lao động. Trước Tết Nguyên đán, doanh nghiệp đã thiếu hụt lao động, sau Tết càng thiếu vì nhiều lao động về quê không hoặc chưa muốn quay trở lại làm việc. Cũng theo ông Tuyên, trung bình mỗi doanh nghiệp cần tuyển từ 50 đến 1.000 lao động phổ thông, có doanh nghiệp cần tuyển trên 2.000 lao động.
Nhu cầu lao động sau Tết tại TPHCM cần khoảng 30.000 người. Theo thống kê của hệ thống dịch vụ, việc làm, các ngành có nhu cầu tuyển dụng cao là kinh doanh, thương mại, công nghệ thông tin, dệt may, da giày, lương thực thực phẩm… Mức lương trên 6 triệu đồng với lao động không cần trình độ chuyên môn và 8 đến hơn 10 triệu đồng cho người có tay nghề.
Ông Trần Đoàn Trung – Phó chủ tịch thường trực Liên đoàn Lao động TPHCM, cho biết, số tiền chăm lo Tết cho người lao động trong năm nay tại thành phố là 386 tỷ đồng, cao hơn 1,5 lần so với các năm trước. Lượng lao động trở lại làm việc từ 5/2 đến 9/2 đạt tỷ lệ cao hơn khá nhiều so với các năm. Các năm trước, tính đến 10-15/2 chỉ khoảng 70-80% lao động trở lại làm việc sau Tết, năm nay là trên 96%.
Sau Tết, Liên đoàn ghi nhận hơn 1.000 công nhân mắc COVID-19 khi quay trở lại làm việc. Tuy nhiên hầu hết đều là các trường hợp nhẹ, không nguy hiểm. Tỷ lệ tiêm vắc xin mũi 3 đạt trên 86%; riêng khu công nghiệp đạt trên 96%. Liên đoàn đang phối hợp với các bệnh viện, hỗ trợ phục hồi cho bệnh nhân COVID-19 đã khỏi bệnh có điều kiện chăm sóc sức khỏe tốt nhất giúp vượt qua các di chứng để đảm bảo sức khỏe lao động.
Tổng Hợp