Chủ nhà chắc chắn sẽ tăng giá thuê để bù lại tiền bị đánh thuế, còn bao nhiêu là gánh nặng đè lên vai của người đi thuê. Trong khi đó đối tượng đi thuê nhà là những người có thu nhập chưa cao và không ổn định đánh thuế tài sản cho thuê khác nào đánh thẳng vào những đối tượng này?
Câu chuyện tính thuế cho thuê nhà, bên cạnh nỗi lòng của người dân vay mượn ngân hàng để mua nhà đầu tư cho thuê, thì người đi thuê cũng lo lắng không kém. Bởi, suy cho cùng khi mức thuế này khi được “siết”, chắc chắn chủ nhà sẽ tăng giá thuê để bù lại chi phí tiền thuế đã bị thu. Thông tin đánh thuế với tài sản cho thuê, nghe qua thì nghĩ rằng người cho thuê, chủ hộ sẽ lo lắng, nhưng bản chất bên đi thuê mới là đối tượng phải trả tiền. Bởi, khi bị “siết” thuế, chắc chắn chủ tài sản cho thuê sẽ tìm cách tăng giá để bù lại phần thuế, và đối tượng học sinh – sinh viên, người nhập cư, lao động thu nhập thấp… đi thuê nhà sẽ phải gồng gánh chi phí, đó là thực tế.
Đây là nguyên nhân đòi hỏi phải cấp thiết phát triển BĐS cho người thu nhập thấp, bởi không mua nổi nhà, người dân sẽ phải rơi vào tình trạng ‘buộc phải thuê’ khi giá thuê nhà tăng, còn nếu không thì phải chấp nhận dạt ra vùng ven, huyện ngoài thành, thậm chí tỉnh giáp ranh như Long An, Bình Dương… thì mới còn nhà cho thuê giá rẻ.
Theo quy định hiện nay, cá nhân cho thuê nhà được xác định là người có nguồn thu từ hoạt động kinh doanh. Do đó, người có tiền cho thuê nhà từ 100 triệu đồng một năm trở lên, cần đóng hai loại thuế là giá trị gia tăng (5%) và thu nhập cá nhân (5%), tức mức thuế đóng là 10% trên tổng doanh thu năm. Bên cạnh đó, mỗi năm một lần, người cho thuê đóng thêm lệ phí môn bài. Quy định thu thuế cho thuê tài sản (cho thuê nhà) này không áp dụng với người cho thuê ngắn hạn khách du lịch, khách vãng lai và người cho thuê dài hạn với các đối tượng yếu thế như sinh viên, công nhân…
Còn ở góc độ người dân, việc siết chặt thu thuế cho thuê nhà lại đặt ra nhiều lo ngại. Mối quan tâm chính của nhiều người là khi đóng thuế cho thuê nhà, liệu họ có được khấu trừ chi phí đầu vào như chi phí như môi giới, chi phí tài chính, chi phí đầu tư trang thiết bị, sửa chữa hàng năm. Điều này có ý nghĩa với người cho thuê nhà nhưng vẫn đang phải trả lãi ngân hàng do mua trả góp hoặc muốn được khấu trừ các chi phí đầu tư trang thiết bị. Bên cạnh đó, họ cũng lo rằng với chính sách này, giá cho thuê nhà tăng cuối cùng sẽ khiến người đi thuê chịu thiệt.
Để chính sách thuế hợp lòng dân và hợp tình hợp lý hơn, đề xuất của ông Bảo với cơ quan thuế là nâng ngưỡng chịu thuế thu nhập với cá nhân kinh doanh (bao gồm người cho thuê nhà).
Nhật Hạ