Vấn đề nhân sự lãnh đạo Eximbank luôn là chủ đề “nóng” khi các nhóm cổ đông lớn bất đồng khiến nhà băng này chưa thể tiến hành bất kỳ phiên họp đại hội đồng cổ đông thành công nào từ năm 2019 đến nay. Danh sách 7 thành viên được Ngân hàng Nhà nước phê chuẩn để đại hội cổ đông của Eximbank chỉ 1 người cũ ở lại.
Vị trí Chủ tịch Eximbank sau đó được chuyển giao cho ông Cao Xuân Ninh vào tháng 5/2019 nhưng ông Ninh cũng chỉ tại vị hơn 1 năm trước khi ông Yasuhiro Saitoh làm Chủ tịch ngân hàng từ tháng 6/2020 đến nay. Bà Tú sinh năm 1980, từng làm Tổng Giám đốc Ngân hàng Nam Á (NamABank) giai đoạn 2015-2018 trước khi làm thành viên HĐQT Eximbank từ tháng 4/2018 đến nay. Bà Tú được đề cử bởi một nhóm các cổ đông cá nhân và Công ty Cổ phần Chứng khoán Bảo Minh. Ngay trước phiên họp đại hội đồng cổ đông diễn ra vào ngày 15/2, Eximbank đã công bố danh sách nhân sự dự kiến tham gia Hội đồng quản trị (HĐQT), Ban kiểm soát (BKS) được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận theo công văn số 717/NNHN-TTGSNH ngày 14/2.
Một nhân sự khác có mối liên hệ với NamABank được đề cử là bà Đỗ Hà Phương (sinh năm 1984). Bà Phương từng có thời gian làm việc tại ngân hàng VIB, hiện tại là Giám đốc Điều hành Công ty TNHH VNInvest Partners. Trong danh sách cổ đông đề cử bà Phương, xuất hiện nhóm công ty Hoàn Vũ Sài Gòn, Hoàng Gia ĐL, Rồng Ngọc. Các doanh nghiệp này đều có mối liên quan đến gia đình ông Nguyễn Quốc Toàn, Chủ tịch HĐQT NamABank.
Song song đó, hai ứng viên gồm ông Đào Phong Trúc Đại và bà Lê Hồng Anh (cùng sinh năm 1975) liên quan đến Tập đoàn Thành Công, doanh nghiệp kinh doanh đa ngành trong các lĩnh vực công nghiệp ôtô, bất động sản, thương mại. Thành Công được biết đến nhiều nhất trong vai trò đối tác liên doanh với hãng xe ôtô Hyundai.
Dù nhiệm kỳ 2015-2020 của HĐQT, BKS hiện tại ở Eximbank đã kết thúc, các thành viên tiếp tục hoạt động để đợi đến khi ban lãnh đạo mới được bầu ra và tiếp quản công việc. Theo tờ trình đại hội cổ đông, HĐQT Eximbank nhiệm kỳ 2020-2025 sẽ có 7 thành viên, trong đó có duy nhất một thành viên HĐQT độc lập.
Đáng chú ý, danh sách ứng viên dự kiến được bầu làm HĐQT của Eximbank có đúng 7 người. Trong danh sách 7 nhân sự được đề cử và đã được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận, bà Lương Thị Cẩm Tú là thành viên duy nhất của HĐQT hiện tại dự kiến ở lại. Bà Tú cũng từng được bầu làm Chủ tịch Eximbank vào đầu năm 2019 nhưng quyết định này sau đó bị chính ông Lê Minh Quốc, người bị miễn nhiệm khỏi ghế Chủ tịch HĐQT, khởi kiện. Sự kiện này cũng khởi đầu cho loạt biến động tại thượng tầng nhà băng này.
Một ứng viên khác là ông Nguyễn Hiếu (sinh năm 1973), nguyên Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) và hiện cũng là thành viên HĐQT VDSC. Trong danh sách cổ đông đề cử ông Hiếu, xuất hiện cái tên Ngô Thu Thúy. Bà Thúy được biết đến là Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Âu Lạc, doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực vận tải xăng dầu tại TPHCM.
Nhóm Âu Lạc đã hiện diện tại Eximbank nhiều năm qua khi 2 nhân sự liên quan gồm ông Lê Minh Quốc và ông Ngô Thanh Tùng tham gia HĐQT Eximbank. Đặc biệt, danh sách đề cử thành viên HĐQT Eximbank lần này xuất hiện một cái tên hoàn toàn mới là ông Ngô Thanh Hùng (sinh năm 1978). Ông Hùng hiện là Phó Chủ tịch HĐQT Bamboo Capital. Một trong những người đề cử ông Hùng cũng chính Là Chủ tịch Bamboo Capital Nguyễn Hồ Nam. Trong khi danh sách để bầu HĐQT có 7 người, đúng bằng số lượng thành viên HĐQT nhiệm kỳ mới, danh sách nhân sự để bầu vào BKS Eximbank lại có đến 5 cái tên trong khi dự kiến BKS của ngân hàng nhiệm kỳ 2020-2025 sẽ chỉ gồm 3 thành viên.
Trong đó, 3 thành viên BKS hiện tại của Eximbank tiếp tục được đề cử còn có 2 nhân sự mới lần lượt liên quan đến các nhóm cổ đông Thành Công và Bamboo Capital.
Trước đó, vào nửa cuối năm 2020, Eximbank đã bổ nhiệm ông Trần Tấn Lộc giữ chức Tổng giám đốc sau khi được Ngân hàng Nhà nước phê chuẩn sau hơn hai năm không có CEO chính thức.
3 ứng viên còn lại dự kiến được bầu làm thành viên HĐQT Eximbank đại diện cho các nhóm cổ đông khác nhau. Ông Võ Quang Hiển (sinh năm 1969) do SMBC đề cử. Ông Hiển hiện là Giám đốc điều hành Bộ phận Tài trợ Thương mại toàn cầu tại ngân hàng Nhật Bản này. Đáng chú ý, SMBC lại mới chính thức chấm dứt thỏa thuận hợp tác chiến lược trước thời hạn với Eximbank được ký kết vào năm 2007. Trên thị trường tài chính, xuất hiện nhiều tin đồn về việc SMBC sẽ đầu tư chiến lược vào VPBank sau khi chia tay Eximbank. Trước đó, vào năm 2021, SMBC đã chi 1,4 tỷ USD để mua 49% cổ phần FE Credit, công ty tài chính tiêu dùng có thị phần lớn nhất Việt Nam thuộc VPBank.
Tổng Hợp