Việc hưởng lợi từ chính sách giảm lãi suất là một trong những nguyên nhân quan trọng giúp lợi nhuận ngân hàng tăng trưởng cao bất chấp dịch Covid-19.
Dữ liệu tổng hợp cho thấy năm 2020, ở mảng tín dụng, chi phí lãi (biểu thị chi phí huy động vốn cho mảng tín dụng) chỉ tăng vỏn vẹn 3,9% dù lượng vốn huy động thêm là khá lớn (tăng trưởng tiền gửi khách hàng năm vừa qua ước đạt khoảng trên 13%). Điều này có được là nhờ lãi suất huy động giảm sâu.
Kết thúc năm vừa qua, tổng thu nhập hoạt động (bao gồm cả thu nhập từ cả mảng tín dụng lẫn phi tín dụng) của các ngân hàng trên tăng trưởng 12,7%.
Trong khi đó, các ngân hàng cũng mạnh tay kiểm soát chi phí hoạt động với mức tăng chỉ 6,1% trong năm 2020. Hệ số chi phí hoạt động/tổng thu nhập hoạt động (CIR) theo đó giảm từ 41,6% của năm 2019 xuống 39,1%.
Nhờ đó, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của 28 ngân hàng thương mại tăng trưởng tới 17,4%.
Tốc độ tăng lợi nhuận kinh doanh này gần đuổi kịp tốc độ tăng chi phí dự phòng (tổng chi phí dự phòng rủi ro tín dụng tăng 18,9% trong năm 2020), từ đó giúp giữ tăng trưởng lợi nhuận trước thuế ở mức hai chữ số, đạt 16,4%.
Trong khi đó, thu nhập lãi (biểu thị doanh thu mảng tín dụng) tăng mạnh hơn, ở mức 7%, cao gần gấp đôi mức tăng chi phí lãi.
Nhờ vậy, bù trừ thu nhập – chi phí, thu nhập lãi thuần từ mảng tín dụng ghi nhận mức tăng trưởng 11,7% trong năm 2020.
Nếu như tăng trưởng hai chữ số ở mảng tín dụng không hẳn là điều gì vẻ vang (bởi nhiều ngân hàng tranh thủ hưởng lợi bằng cách giảm lãi suất cho vay ít hơn mức giảm của lãi suất huy động) thì tăng trưởng hai chữ số ở các mảng phi tín dụng lại là điều đáng khích lệ.
Vài năm trở lại đây, các ngân hàng đẩy mạnh nguồn thu phi tín dụng, đặc biệt là trong các mảng bảo hiểm, thẻ… Năm 2020, mặc dù chịu tác động tiêu cực nhất định nhưng dịch Covid-19 lại thúc đẩy mạnh việc thanh toán không dùng tiền mặt, cùng với đó, bối cảnh kinh tế vĩ mô bỗng chốc làm lộ ra nhiều cơ hội kiếm tiền từ mảng kinh doanh chứng khoán (phần lớn là trái phiếu) và mảng kinh doanh ngoại hối.
Chỉ có 6 ngân hàng là ghi nhận lợi nhuận suy giảm, bao gồm: Vietcombank, BIDV, BacABank, Saigonbank, VietBank và NCB.
Trong số 22 ngân hàng còn lại, SCB đứng đầu về tăng trưởng lợi nhuận. Kế đó là PGBank, MSB, Kienlongbank, VietABank, VietinBank, VIB, OCB, ACB, VietCapitalBank, VPBank, SeABank, Techcombank, Eximbank, LienVietPostBank, HDBank, TPBank, SHB, ABBank, NamABank, MB và Sacombank.
Bất chấp trùng trùng khó khăn gây ra bởi dịch Covid-19, 2020 vẫn là năm “thắng lợi” của các ngân hàng thương mại Việt Nam.