Hoạt động du lịch chìm lắng trong thời gian quá dài dẫn đến hậu quả một loạt khách sạn ở Đà Nẵng buộc phải rao bán vì hoạt động cầm chừng không đủ trả lãi ngân hàng. Doanh nghiệp này đã “sang tay” dự án.
Theo thống kê của Sở Du lịch TP Đà Nẵng, một số cơ sở lưu trú đã thực hiện thủ tục mua bán, chuyển nhượng bất động sản nghỉ dưỡng, khách sạn, căn hộ. Thông tin sơ bộ có khoảng 250 – 260 khách sạn, căn hộ, biệt thự đang rao bán, chiếm tỉ lệ 24,7% tổng nhà nghỉ, khách sạn trên địa bàn.
Theo những chủ khách sạn, nguyên nhân chính dẫn đến việc các khách sạn phải “bán tháo” đó là do áp lực từ việc vay lãi ngân hàng. Gần 70% vốn kinh doanh khách sạn là nguồn tiền vay từ ngân hàng, trong khi đó, dịch bệnh gây ra khó khăn chồng chất đã khiến ngành dịch vụ này bị khủng hoảng trầm trọng hơn bất cứ dịch vụ nào. “Bất động sản Đà Nẵng đang rớt giá thê thảm, dù biết rao bán khách sạn, căn hộ lúc này là lỗ vốn nhưng chúng tôi “lực bất tòng tâm”. Bây giờ chỉ mong bán được để trả tiền nợ đang chồng chất. Lỗ tiền tỉ vẫn phải bán để trả nợ”, ông Hoàng Thanh T, một chủ khách sạn trên đường Võ Nguyên Giáp buồn rầu cho biết. Theo tìm hiểu, khách sạn rao bán ở Đà Nẵng hiện nay chủ yếu là từ 1-3 sao, nằm trên các tuyến đường du lịch ven biển như Hà Bổng, Võ Nguyên Giáp, Hồ Xuân Hương (quận Sơn Trà). Giá bán tùy theo quy mô và địa thế của khách sạn, dao động trên dưới 100 tỉ đồng và lý do chính là “vỡ nợ” cần tiền trả ngân hàng, dù bán với giá lỗ nhưng chưa chắc đã tìm được người mua.
Theo ghi nhận, tại các dự án BĐS một thời được quảng cáo với những tiện ích như “thiên đường”, giờ đang trong tình trạng ảm đạm chưa từng có. Các ki ốt đóng cửa then cài suốt nhiều tháng nay vẫn chưa mở cửa hoạt động trở lại.
Nhiều chuyên gia cho rằng, cơn sốt đất trước đây khiến giá đất tăng gấp đôi, thậm chí nhiều hơn do cơ chế đầu tư lướt sóng. Giá đất đã chạm ngưỡng cũng như bong bóng căng hết mức, ép quá sẽ vỡ. Cùng với sự xuất hiện của COVID-19, đất tại Đà Nẵng rớt giá là điều tất yếu.
Dù phải chịu nhiều thiệt hại do làn sóng Covid-19 lần 2, nhưng tỷ lệ lấp đầy văn phòng cho thuê tại Đà Nẵng lại tăng so với quý trước.
Cụ thể, theo báo cáo của Colliers Việt Nam, trong quý 3/2020, tỷ lệ lấp đầy trung bình của quý này là 87% trong khi của quý 2 là khoảng 77%, thấp hơn 10% so với quý 3. Ubisoft, một trong những nhà phát hành trò chơi điện tử lớn nhất thế giới, đã mở một studio ở trung tâm thành phố Đà Nẵng. Dự báo, đến cuối năm 2020 sẽ có thêm 26.000 m2 văn phòng sẽ được bổ sung vào thị trường. Trong đó, hơn 20.500m2 là văn phòng hạng B và phần còn lại là hạng C, hạng A không ghi nhận thêm nguồn cung mới.
Hầu hết các tòa nhà cung cấp diện tích văn phòng mới trong năm nay đều nằm tại các quận Hải Châu, Thanh Khê và Cẩm Lệ, những tòa nhà có tiềm năng tăng trưởng cao nhất tại Đà Nẵng.
Thị trường bất động sản Đà Nẵng bước vào giai đoạn tạo lập nền tảng mới, dần lấy lại đà phục hồi, bắt đầu từ việc chấn chỉnh hoạt động kinh doanh dịch vụ bất động sản trên địa bàn.
Giai đoạn 2015 – 2018, thị trường bất động sản Đà Nẵng “bùng nổ”, giới đầu tư bất động sản cả nước đổ xô về thành phố này để tìm kiếm cơ hội. Thị trường sôi động với hàng ngàn giao dịch mỗi ngày, giá đất liên tục tăng theo giờ. Bất động sản trở thành kênh đầu tư ngắn hạn mang lại nguồn lợi lớn, khiến nhiều nhà đầu tư không ngần ngại chốt giao dịch.
Bước sang năm 2019, thị trường bất động sản Đà Nẵng bắt đầu suy thoái và những mặt trái dần bộc lộ. Các vụ kiện đòi sổ đỏ của khách hàng liên tiếp xảy ra. Phương thức “lướt sóng” khiến không ít nhà đầu tư “sập hầm” khi không thể bán sản phẩm do thị trường đi xuống, giá đất giảm sâu.
Năm 2020, hai đợt bùng phát Covid-19 khiến thị trường bất động sản Đà Nẵng gần như “chạm đáy”. Các đơn vị môi giới cho biết, sau đợt giãn cách xã hội lần thứ nhất, giá đất tại các khu vực trước đây là “điểm nóng” như Hòa Xuân, Nam Cẩm Lệ, Golden Hills… giảm sâu, có nơi giá chỉ còn 60% so với lúc đỉnh điểm.
Sau đó, động thái “bắt đáy” của một số nhà đầu tư có tiềm lực tài chính phần nào giúp thị trường dần ấm lại với các giao dịch mới, song tình trạng gom đất làm giá và “lướt sóng” gần như không còn. Nhìn theo hướng tích cực, sự suy thoái cũng là động lực giúp thị trường tạo lập lại nền tảng mới.