Đến khi Covid-19 xuất hiện, ngay cả những người lạc quan nhất cũng e ngại trước viễn cảnh một cơn đại hồng thủy cuốn trôi mọi thành tựu kinh tế, kéo theo sự đổ vỡ trên diện rộng của thị trường bất động sản.
Đa phần chuyên gia và doanh nghiệp đều có chung nhận định, bức tranh thị trường bất động sản năm 2021 sẽ tích cực hơn năm 2020 nhưng cơ hội không chia đều. Nói như ông Phạm Lâm, Tổng giám đốc Công ty DKRA Việt Nam, thành công sẽ chỉ đến với nhà đầu tư chọn đúng điểm rơi, đón đầu sóng thị trường.
“Bước sang năm 2021, triển vọng thị trường sáng sủa hơn và bất động sản vẫn là kênh đầu tư hấp dẫn hàng đầu. Theo kinh nghiệm cá nhân, thời điểm nhiều người quan ngại về thị trường nhất thì cũng là lúc chúng ta lựa được sản phẩm tốt nhất”, ông Lâm nhấn mạnh.
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, trước ảnh hưởng của Covid-19, tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2020 vẫn tăng 2,91% so với năm 2019 và nằm trong số ít quốc gia tăng trưởng dương trên toàn cầu năm qua. Ngân hàng Thế giới (WB) cũng dự báo kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng khoảng 6,8% trong năm 2021 – mức cao hàng đầu thế giới.
Cùng với đó, các chính sách pháp lý chính thức có hiệu lực trong năm 2021 như Luật Đầu tư 2020, Luật Xây dựng sửa đổi 2020, Nghị định 148/2020/NĐ-CP… sẽ giúp thị trường hoạt động minh bạch hơn. Đặc biệt, sự nhạy bén của các chủ đầu tư trong việc đáp ứng nhu cầu từ thị trường cũng là lợi thế thúc đẩy thị trường bứt phá.
Tuy nhiên, thị trường luôn có cách vận động riêng và khi dịch bệnh được kiểm soát, lệnh giãn cách xã hội được gỡ bỏ, thị trường như bừng tỉnh, mọi hoạt động mua bán sôi động trở lại, nhiều dự án mới được công bố đã báo tin vui.
Trên thực tế, trong năm 2020, từ các sàn giao dịch bất động sản lớn đến các môi giới bất động sản đều phải chịu tác động “kép”, đó là sự trầm lắng của thị trường và ảnh hưởng của dịch bệnh. Theo đó, việc môi giới thất nghiệp, chuyển sang nghề khác cũng diễn ra thường xuyên trong năm qua.
Số liệu của Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS) cho thấy, đợt dịch bùng phát đầu năm 2020, trong tổng số khoảng 1.000 doanh nghiệp hoạt động ở lĩnh vực môi giới thì có tới 1/3 sàn giao dịch bất động sản phải đóng cửa. Bên cạnh đó, khoảng 500 sàn phải tạm dừng hoạt động một phần.
Tuy nhiên, trước tình hình dịch bệnh trong nước đang được kiểm soát tốt, nền kinh tế cũng đang phục hồi và tăng trưởng, VARS dự báo, trong năm 2021 thị trường bất động sản nhà ở sẽ có nhiều tín hiệu lạc quan hơn.
Cụ thể, tại Hà Nội, ngay trong quý I và quý II/2021, dự kiến sẽ có hàng vạn sản phẩm đa dạng các phân khúc ra mắt thị trường, trong đó khu vực phía Bắc và phía Tây chiếm tỷ trọng lớn nhất.
Tại TP.HCM, khảo sát của VARS cho thấy, khoảng 20 dự án sẽ chào hàng trong 6 tháng đầu năm, cung cấp ra thị trường khoảng 30.000 sản phẩm với đủ phân khúc. Điều này hứa hẹn một thị trường chất lượng hơn cho hoạt động kinh doanh và môi giới bất động sản.
Thị trường bất động sản có nhiều dư địa để tăng trưởng trở lại trong năm 2021 khi những vướng mắc về thủ tục được tháo gỡ giúp tăng nguồn cung, các chủ đầu tư cũng sẽ đa dạng hóa sản phẩm để phù hợp với nhu cầu của thị trường.
Theo đó, TP.HCM sẽ có gần 17.500 căn hộ được bán ra, tăng 14% và Hà Nội là 25.200 căn, tăng 66%.
Tuy nhiên, do chênh lệch cung – cầu vẫn lớn nên giá nhà sẽ khó có thể giảm. Giá căn hộ tại TP.HCM được dự báo tăng trung bình 5% so với năm 2015, lên khoảng 46 triệu đồng/m2, trong khi giá căn hộ Hà Nội sẽ ổn định trung bình ở vùng 32 triệu đồng/m2.
2020 là một năm đầy thách thức do đại dịch Covid-19 tác động lên toàn bộ nền kinh tế, tuy nhiên, thị trường bất động sản vẫn trụ vững ấn tượng và còn phát triển khá tốt ở một số phân khúc.