Giá cả thị trường trong tuần này: Vàng, xăng dầu, thịt heo,… đồng loạt tăng mạnh. Trong khi, trái cây rớt giá thê thảm.
Giá vàng tăng mạnh
Tuần qua giá vàng trong nước chủ yếu đi theo xu hướng thế giới. Đầu tuần, giá vàng SJC đã lùi về mốc 55 triệu đồng/lượng. Tuy nhiên, sau đó 2 phiên 13 và 14/1 giá vàng thế giới đảo chiều đi lên đã kéo gái vàng trong nước tăng mạnh, có lúc lên trên mốc 56,7 triệu đồng/lượng.
Chốt phiên cuối tuần, giá vàng SJC tăng khoảng 300.000 – 400.000 đồng/lượng so với đầu tuần, ngược chiều với đà giảm mạnh của vàng thế giới. Hiện giá vàng thế giới thấp hơn giá bán vàng SJC khoảng 5,47 triệu đồng/lượng.
Giá xăng dầu tiếp tục tăng mạnh
Cụ thể, đối với mặc hàng xăng E5RON92, Liên Bộ quyết định tăng 430 đồng/lít để có giá bán mới không cao hơn 15.948 đồng/lít. Xăng RON95-III tăng 451 đồng/lít và giá bán mới không cao hơn 16.930 đồng/lít.
Tương tự, đối với dầu diesel 0.05S tăng 271 đồng/lít, không cao hơn 12.647 đồng/lít; dầu hỏa tăng 370 đồng/lít đưa mức giá bán mới là 11.558 đồng/lít và dầu mazut 180CST 3.5S giữ nguyên giá như kỳ điều hành trước là 12.272 đồng/kg.
Như vậy, xăng E5 RON 92 và xăng RON 95 trong nước có lần tăng giá thứ 4 liên tiếp. Giá xăng hiện tại ở mức cao nhất trong vòng hơn 9 tháng qua (kể từ ngày 29/3).
Thực phẩm tăng giá
Tại các chợ truyền thống ở TP.HCM, mấy ngày nay, giá thịt heo tăng hơn 10.000 đồng/kg. Cụ thể: Thịt đùi giá khoảng 140.000 đồng/kg, thịt ba rọi giá từ 170.000 – 220.000đồng/kg. Nhiều tiểu thương cho biết, giá heo hơi tăng do nguồn cung ít.
Không riêng gì mặt hàng thịt, cá, giá một số nông sản cũng đã tăng. Tại TP.HCM, giá thực phẩm, rau củ cũng tăng nhẹ. Cụ thể, tại chợ Phú Nhuận (quận Phú Nhuận) giá bông cải trắng, bông cải xanh 50.000 đồng/kg, tăng 2.000 đồng/kg; cà rốt 22.000 đồng/kg, tăng 1.000 đồng/kg; bí xanh 20.000 đồng/kg, tăng 2.000 đồng/kg;…
Giá tôm nguyên liệu tăng mạnh
Hiện tại, tại Bến Tre, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau… thương lái cùng nhà máy chế biến thủy sản thu mua tôm nguyên liệu với giá rất cao. Giá tôm thẻ chân trắng size 20 con hiện ở mức 198.000 đồng/kg, size 30 con 150.000 đồng/kg, tăng từ 10.000 – 15.000 đồng/kg so với tháng trước. Đây được cho là mức giá cao so với nhiều năm trở lại đây.
Năm nay, do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 cho đến cuối tháng 10/2020 giá tôm ở mức thấp khiến người dân hạn chế thả mới. Do đó, thời điểm đầu năm 2021, nguồn cung tôm nguyên liệu sẽ thiếu hụt, giá tôm sẽ tiếp tục tăng nếu thị trường tiêu thụ không có nhiều biến động bất lợi.
Nhiều loại rớt giá
Tại tỉnh Tiền Giang hiện nay, chỉ có duy nhất trái sầu riêng do khan hiếm nên đạt mức giá kỷ lục, trên 110.000 đồng/kg. Trong khi đó, nhiều loại trái cây đặc sản khác rớt giá, nông dân thua lỗ.
Trái bưởi da xanh thời điểm này giá chỉ ở mức 15.000 – 20.000 đồng/kg, giảm 50% so với cùng vụ năm ngoái. Trái thanh long nghịch vụ cũng ở mức 10.000 – 15.000 đồng/kg, giảm 30% so với cùng kỳ năm ngoái. Dừa Xiêm xanh giá 50.000 – 55.000 đồng/chục (12 trái)…
Theo các doanh nghiệp thu mua trái cây cho biết, giá trái cây năm nay giảm là do dịch COVID-19 chưa lắng dịu, thị trường xuất khẩu trái cây gặp khó khăn. Đối với thị trường nội địa, nhiều khu vực thời tiết lạnh, sức mua trái cây giảm.
Trời trở lạnh, thời trang mùa Đông ở Sài Gòn ‘hút hàng’
Nhiệt độ xuống thấp khiến nhu cầu sử dụng quần áo ấm của người dân tăng lên và đây là cơ hội làm ăn của những cửa hàng thời trang.
Theo ghi nhận của phóng viên, các cửa hàng chuyên bán quần áo dọc theo các tuyến đường Quang Trung (Gò Vấp), Hồng Bàng (quận 5), Nguyễn Trãi (quận 10), chợ quận Tân Bình,… trong những ngày tung ra nhiều mẫu quần áo ấm mới khá bắt mắt. Đó là các mẫu áo khoác gió, áo len, áo da, bộ đồ ấm, áo thun dày dài tay,… và có mức giá trung bình từ 160.000 – 650.0000 đồng/chiếc.
Cá hồi Sa Pa giảm giá sâu, còn 110.000 đồng/kg
hông thường, giá cá hồi Sa Pa tôi bán dao động 300.000 – 400.000 đồng/kg nhưng từ giữa tháng 12 đến nay giá cá hồi giảm còn khoảng 160.000 đồng/kg loại 0,8-1 kg”, anh Thông, một người chuyên kinh doanh hải sản trên mạng cho biết.
So với hồi đầu năm 2019, giá cá hồi hiện tiếp tục giảm 40.000 – 80.000 đồng/kg. Cuối năm thời tiết rét đậm, du lịch khó khăn, cá đến lứa xuất bán mà lượng tiêu thụ ít nên người nuôi cần đẩy đi nhanh.
(Tổng hợp)