Sau dịch vẫn còn khó khăn nên nhiều người chuyển hướng “cất tiền” vào đất. Tuy nhiên, đây chỉ là xu hướng mang tính thỏa mãn nhu cầu đầu tư của cá nhân chứ ít người tính đến việc gia tăng giá trị của đất. Việc này rất dễ tạo ra cung – cầu giả, gây “sốt” đất ảo, ảnh hưởng đến kinh tế – xã hội của địa phương.
Người dân ở khắp nơi, nhất là TP HCM, đổ xô về các khu vực thuộc Lâm Đồng nhằm tìm một mảnh đất để dành nghỉ dưỡng. Nhiều người nhanh tay thu gom những mảnh đất lớn, sau đó tiến hành phân lô, tách sổ diện tích từ 500-1.000 m2/nền để bán. Họ đã lời gấp nhiều lần so với giá mua từ 3 năm trước”.
Đáng chú ý, khi cơ quan chức năng tỉnh Lâm Đồng thanh tra, kiểm tra việc phân lô, bán nền thì nhiều người tiếp tục chuyển hướng sang Đắk Nông để săn đất gây bất ổn cho thị trường bất động sản ở địa phương này. Hiện giá đất vườn, đất đồi một số khu vực ở Đắk Nông đã tăng nhiều lần so với trước, từ vài chục triệu đồng/sào đã lên tới 400-500 triệu đồng/sào, thậm chí các khu gần trung tâm TP Gia Nghĩa đến cả tỉ đồng/sào.
Ở thời điểm đất rục rịch nóng, thị trường một số khu vực xuất hiện nhóm nhà đầu tư vào lướt sóng. Những nền đất được sang tay liên tục, và mỗi lần sang nhượng môi giới đứng giữa đều được hưởng hoa hồng. Như vậy, chỉ tính riêng một lô đất được sang tay liên tục trong vòng một tháng thì số tiền hoa hồng của môi giới đã lên đến hàng chục triệu đồng, chưa kể giao dịch các nền khác. Quả thực, ngay sau khi nới lỏng việc đi lại, một số địa phương đã chứng kiến số lượng lớn các nhà đầu tư đổ về săn đất. Đây là tín hiệu cho thấy thị trường bất động sản bước đầu có sự phục hồi. Môi giới BĐS cũng đã trở lại đường đua, tăng tốc bán hàng để có được cái Tết ấm no.
Theo các chuyên gia, ngay sau khi nới giãn cách, thị trường bất động sản bắt đầu ghi nhận một số dấu hiệu phục hồi trong một tháng qua, cho thấy sự cải thiện tích cực so với thời gian phong tỏa. Từ đầu tháng 10 đến nay, việc giãn cách xã hội đã từng bước được nới lỏng, các hoạt động kinh tế – xã hội cũng dần trở về trạng thái bình thường mới nên nguồn cung mới và sức mua về cơ bản có chuyển biến tích cực, không chỉ ở Tp.HCM mà cả các địa phương lân cận khác.
UBND tỉnh Khánh Hòa vừa có công văn chỉ đạo UBND các huyện, thị xã, thành phố tăng cường công tác quản lý đất đai, trật tự xây dựng. Trong đó, yêu cầu các địa phương phải tăng cường kiểm tra, kiểm soát các hồ sơ xin chuyển mục đích sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân; chỉ cho phép chuyển mục đích sử dụng đất sang đất ở đối với các thửa đất nằm trong khu dân cư hiện có, đáp ứng được điều kiện hạ tầng khu vực, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất hằng năm cấp huyện, quy hoạch chi tiết xây dựng hoặc quy hoạch điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
UBND tỉnh Khánh Hòa nghiêm cấm việc cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đối với các thửa đất nằm ngoài khu vực dân cư hiện có, dẫn đến hình thành các điểm dân cư mới chưa đáp ứng được điều kiện cơ sở hạ tầng khu vực, gây ra tình trạng phân lô, bán nền tràn lan trên địa bàn. Chủ tịch UBND cấp huyện chịu trách nhiệm trước chủ tịch UBND tỉnh về công tác quản lý đất đai, trật tự xây dựng trên địa bàn, xử lý nghiêm chính quyền cấp xã do buông lỏng trong công tác quản lý đất đai và trật tự xây dựng, để phát sinh tình trạng chuyển mục đích sử dụng đất và xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp.
Những tháng đầu năm 2021, khi mới chỉ có thông tin về Đồ án phân khu đô thị sông Hồng sẽ duyệt và ban hành vào tháng 6/2021 giá đất tại một số quận, huyện liên quan đã đón những cơn “sốt ảo”. Thậm chí chỉ trong vài ngày giá đất đã tăng gấp 2 lần, thay đổi theo từng ngày. Tuy nhiên, tháng 6 vừa qua Đồ án vẫn chưa được phê duyệt, đến nay khi có thông tin từ TP. Hà Nội chậm nhất trong nửa đầu tháng 1/2022 Quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng sẽ được phê duyệt thì giá đất các khu vực này lại tiếp tục “phi mã”.
Những tháng cuối năm, nhiều khu vực giá đất đã trở nên “nóng bỏng” tay, thậm chí chỉ trong vài ngày có thể tăng đến 30%. Đối với khoảng thời gian thị trường đang sôi động, nhiều nhà đầu tư trước đó sẽ luôn tranh thủ chốt lãi khi đã đạt kỳ vọng. Tuy nhiên, tâm lý lạ đang xuất hiện ở các nhà đầu tư lâu năm, dù giá đất đã tăng gấp 2 lần so với thời điểm xuống tiền nhưng quyết không chịu bán, điều này xuất phát từ nhiều yếu tố lạm phát, vị trí mảnh đất,… Bên cạnh đó, thay vị liên tục tung tin quy hoạch, khoe ảnh đặt cọc để làm thị trường thì nhiều môi giới bất động sản đang tỏ ra e ngại trước việc nhà đầu tư không chịu bán, trong khi nguồn cung mới đã hết hàng.
Tổng Hợp