Việt Nam đang thực sự trở thành tâm điểm đầu tư của thế giới. Tuy nhiên, Bộ Kế hoạch và Đầu tư vẫn khá thận trọng.
Các con số được viện dẫn là, tính đến ngày 20/2/2021, vốn điều chỉnh của dự án tuy tăng 2,5 lần so với cùng kỳ, nhưng vốn đăng ký mới và góp vốn mua cổ phần vẫn ở mức thấp, lần lượt giảm 33,9% và 34,4%.
Do vậy, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài chỉ đạt 5,46 tỷ USD, bằng 84,4% so với cùng kỳ năm 2020. Trong báo cáo vừa trình Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư vẫn băn khoăn về tình hình đăng ký vốn đầu tư nước ngoài tiếp tục chững lại.
“Dự báo, dòng vốn đầu tư nước ngoài tiếp tục phục hồi chậm trong năm 2021 và hoạt động đầu tư sẽ chủ yếu thông qua phương thức mua bán, sáp nhập”, Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhận định.
Các biện pháp quan trọng được Bộ trưởng nhắc tới như chủ động rà soát kỹ hoạt động M&A, nhất là đối với các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực mang tính cốt lõi, chiến lược, có tác động lớn đến kinh tế – xã hội, để vừa bảo đảm điều kiện thuận lợi cho thu hút vốn đầu tư nước ngoài, vừa chủ động bảo vệ các doanh nghiệp trong nước, tránh tình trạng đầu tư để tránh thuế, ảnh hưởng đến uy tín của hàng hóa Việt Nam.
Thông tin một lần nữa được Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng khẳng định tại buổi tiếp lãnh đạo Công ty TNHH Lotte Properties HCMC (Hàn Quốc) mới đây là, Chính phủ đã đồng ý cho Lotte Properties tiếp tục thực hiện Dự án Lotte Thủ Thiêm, bên cạnh Dự án Lotte Mall, đang được xây dựng ở Hà Nội.
Cuối năm 2020, Chính phủ đã có một nghị quyết riêng về vấn đề này, gỡ khó cho một dự án tỷ USD nhiều năm chưa thể triển khai được do các vướng mắc liên quan đến việc chỉ định nhà đầu tư ở khu vực Thủ Thiêm. “Cửa” đã mở cho Lotte Properties.
Việc hai tập đoàn lớn này bắt tay hợp tác đang mở ra các cơ hội đầu tư, kinh doanh mới cho cả hai bên. Đây cũng là một hình thức hợp tác đầu tư mà Việt Nam đang khuyến khích.
Thông tin cho biết, Xiaomi đang có kế hoạch hợp tác với một đơn vị ở Việt Nam để xây dựng nhà máy lắp ráp điện thoại di động tại Hải Phòng ngay trong năm nay. Nếu Xiaomi thực sự tiến hành việc sản xuất tại Hải Phòng, thì đó sẽ là tin mừng cho ngành công nghiệp điện tử Việt Nam, vốn đang “lôi kéo” được nhiều tên tuổi lớn của thế giới đến thiết lập đại bản doanh sản xuất.