Nhà đầu tư sẽ không còn mặn mà với phân khúc sản phẩm này vì phải chờ đợi chứng nhận “khai sinh” quá lâu, nhất là hiện nay tín dụng dành cho BĐS nghỉ dưỡng bị siết chặt.
Bên cạnh đó do ảnh hưởng nặng nề từ đại dịch Covid-19 khiến lượng khách quốc tế đến Việt Nam giảm mạnh (giảm hơn 90% so với cùng kỳ năm 2019). Ngành du lịch có dấu hiệu phục hồi khi Chính phủ thực hiện kích cầu du lịch trong nước trong quý III/2020 nhưng lượng khách du lịch nội địa không duy trì được đà tăng.
Nhiều chủ đầu tư dự án condotel đã đi vào hoạt động từ năm 2015 đến nay cho biết mặc dù vẫn hoạt động bình thường nhưng khó khăn về du lịch đã ảnh hưởng rất lớn đến mức chia lợi nhuận đối với những người đã mua căn hộ.
Nhiều dự án bị khách hàng kiện cáo, nhiều chủ đầu tư khác chọn phương án thương lượng với người mua condotel. Số khác chọn cách là mua lại các căn hộ để tự mình kinh doanh nhằm tránh phiền hà.
Tại TP Đà Nẵng, một trong những địa phương có nhiều dự án condotel nhất cả nước, một số chủ đầu tư rục rịch xin chuyển đổi condotel thành căn hộ chung cư vì phân khúc này đang rất khó khăn.
Theo Ông Phùng Phú Phong, Giám đốc Sở Xây dựng TP Đà Nẵng, cho hay TP sẵn sàng cho phép chủ đầu tư nghiên cứu chuyển đổi từ condotel sang căn hộ chung cư nếu đủ điều kiện theo quy định.
Theo ông Phong, nguyên tắc muốn điều chỉnh từ condotel sang chung cư thì phải xét tới quy hoạch của dự án nên không phải dự án nào cũng sẽ được điều chỉnh. Nếu dự án condotel hình thành trên đất ở và phù hợp với quy hoạch của TP thì ngành chức năng sẽ sẵn sàng cho phép nghiên cứu chuyển đổi sang chung cư.
Bất động sản du lịch từng được ví như “con gà đẻ trứng vàng” trong mắt các nhà đầu tư. Thế nhưng, sự xuất hiện của Covid-19 đã trở thành bóng đen đẩy phân khúc giàu tiềm năng này vào một giai đoạn đầy khó khăn, gần như phải “đóng băng” trên thị trường.
Ở thời điểm gần kết thúc năm 2020, với việc kiểm soát tốt dịch bệnh, lượng du khách đã dần phục hồi kéo theo niềm tin và kỳ vọng của nhà đầu tư về tương lai tươi sáng hơn của bất động sản du lịch 2021. Tuy nhiên, ngay vào thời điểm những tháng đầu tiên của năm mới, dịch bệnh Covid-19 tiếp tục bùng phát trở lại, ảnh hưởng không nhỏ đến một phân khúc đang trên đà hồi phục.
Thị trường bất động sản du lịch sau làn sóng Covid-19 thứ 3 này đang được định hình ở quỹ đạo nào? Làm thế nào để cứu nguy cho thị trường bất động sản du lịch? Đó là những câu hỏi cần tìm ra lời đáp trong bối cảnh hiện nay.
Đối với các dự án đã được đưa vào khai thác, kinh doanh, việc phải trả lại bản chất là đất TMDV theo tôi là bài toán quá khó đối với các CĐT. Bởi lẽ, việc này liên quan đến GCNQSDĐ đã cấp cho khách hàng, GCNQSDĐ đã và đang thế chấp để vay vốn ngân hàng, ảnh hưởng đến quyền lợi trực tiếp của các bên.
Việc một số dự án condotel bị “đứt gánh giữa đường” khiến cho nhiều nhà đầu tư thứ cấp tỏ rõ sự e ngại hoặc đầu tư nhỏ giọt chờ thị trường nóng lên.
Thị trường BĐS của Việt Nam nói chung và phân khúc BĐS du lịch nghỉ dưỡng đã chịu những tác động bởi các chính sách từ trước khi Covid-19 bùng phát, dịch bệnh chỉ là tác động ngắn hạn nhưng cũng không phủ nhận với sự ảnh hưởng này khiến cho thị trường thêm khó khăn.
Nhưng về dài hạn vấn đề chính sách pháp luật trở thành điểm nóng, là mối quan tâm chung của cả DN và cơ quan quản lý.
Condotel (căn hộ khách sạn), villa (biệt thự)… tình trạng này còn trầm trọng hơn. Trong đó, lượng cung villa, shophouse đạt gần 15.000 sản phẩm nhưng tỷ lệ hấp thụ chỉ đạt xấp xỉ 8%.
Với nhiều doanh nghiệp địa ốc, dù khó khăn trong năm 2020 và đầu năm 2021 do Covid-19 gây ra chỉ là “nốt trầm” trong một bản nhạc, là thời điểm để tích luỹ kinh nghiệm trong quản trị và để doanh nghiệp khẳng định tiềm lực tài chính. Ở góc độ lạc quan, giới quan sát còn cho rằng, phân khúc bất động sản nghỉ dưỡng đang có xu hướng bật mạnh trở lại nhờ bệ đỡ từ hành lang pháp lý dần rõ ràng đến công tác chống dịch thành công của Việt Nam.
Nhật Hạ
( Tổng Hợp)