Nếu như năm 2020 một phần lớn vốn của các ngân hàng đã chảy mạnh vào thị trường trái phiếu Chính phủ như một kênh đầu tư an toàn, thì năm 2021 này xu hướng có thể sẽ khác, khi áp lực lạm phát gia tăng sẽ kéo theo rủi ro lãi suất đối với kênh đầu tư này.
Nếu như năm 2020 một phần lớn vốn của các ngân hàng đã chảy mạnh vào thị trường trái phiếu chính phủ như một kênh đầu tư an toàn và phần nào giúp giảm mức độ thừa vốn, thì năm 2021 này xu hướng có thể sẽ khác, khi áp lực lạm phát gia tăng sẽ kéo theo rủi ro lãi suất nên các ngân hàng khó lòng mạnh tay rót tiền vào kênh đầu tư này.
Đối với yếu tố kìm hãm lãi suất cho vay là nguy cơ nợ xấu có thể tăng trở lại từ các khoản nợ tái cơ cấu do ảnh hưởng của dịch Covid-19 năm vừa qua, thì một số ý kiến cho rằng đó không phải là vấn đề lớn, khi nền kinh tế phục hồi cũng sẽ giúp hoạt động của các doanh nghiệp gặp khó khăn trước đây về lại bình thường.
Thực tế các phiên phát hành trái phiếu chính phủ trên thị trường sơ cấp thường rơi vào cảnh ế hàng từ đầu năm đến nay.
Khi ngân hàng ban hành khung lãi suất tiền gửi mới thì mức lãi suất điều chỉnh này chỉ áp dụng trên những khoản tiền gửi mới, theo đó các khoản huy động trước đây vẫn được hưởng lãi suất cũ theo hợp đồng tiền gửi đã ký kết, do đó lãi suất cho vay khó lòng giảm mạnh theo ngay lập tức.
Thống kê cho thấy lãi suất huy động bình quân đến cuối tháng 2-2021 đã giảm khá mạnh so với cùng kỳ thời điểm này năm trước, cụ thể kỳ hạn 1-5 tháng giảm xấp xỉ 1,36 điểm phần trăm, kỳ hạn 6-12 tháng giảm 1,4 điểm phần trăm, kỳ hạn từ 13 trở lên giảm gần 1,2 điểm phần trăm.
Trong khi đó, lượng tiền gửi trung dài hạn của hầu hết các ngân hàng đã tăng tỷ trọng đáng kể trong nhiều năm trở lại đây, khi chênh lệch lãi suất kỳ hạn ngắn và dài được mở rộng dần.
Với lượng tiền gửi kỳ hạn 12-13 tháng là chủ yếu trong nguồn vốn trung dài hạn, các đợt giảm lãi suất tiền gửi trong năm 2020 nay mới bắt đầu dần được phản ánh vào chi phí vốn, và các ngân hàng sẽ thấy mức giảm trong chi phí vốn rõ rệt hơn trong năm nay, do đó sẽ có động lực giảm lãi suất cho vay mạnh tay hơn.
Lần đầu tiên sau một thời gian dài tính bằng năm, trái phiếu chính phủ Việt Nam do Kho bạc Nhà nước phát hành bị ế. Cụ thể, Kho bạc Nhà nước gọi thầu 6.000 tỉ đồng trái phiếu các kỳ hạn khác nhau, nhưng chỉ 1.500 tỉ đồng kỳ hạn 10 năm và 1.300 tỉ đồng kỳ hạn 15 năm bán được.
Lý do trái phiếu ế là bởi lãi suất tiền đồng liên ngân hàng đã tăng và tiếp tục đứng ở mức cao. Trang web của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) ghi nhận vào ngày 25-2-2021 lãi suất liên ngân hàng kỳ hạn hai tuần ở mức 0,7%/năm; một tháng 0,86%/năm; ba tháng 1,32%/năm.
So sánh trước đó giữa tháng 12-2020 lãi suất liên ngân hàng các kỳ hạn trên tương ứng là 0,21%; 0,35% và 1,02%/năm. Ngay cả vào cuối tháng 12 năm ngoái lãi suất tương ứng cũng thấp hơn, là 0,3%; 0,42% và 2,33%/năm (kỳ hạn ba tháng này vọt lên do nhu cầu đột biến từ một ngân hàng thành viên – NV).
Lưu ý thị trường liên ngân hàng ít khi có nhu cầu phát sinh kỳ hạn 6-12 tháng, mà chủ yếu giao dịch một tháng, tối đa ba tháng trở lại. Chuẩn lãi suất liên ngân hàng hiện nay là hai tuần đến một tháng, không phải qua đêm.
Vietcombank vừa thông báo quyết định giảm đồng loạt lãi suất tiền vay cho toàn bộ dư nợ vay hiện hữu và cho vay mới của khách hàng trong thời gian ba tháng, từ ngày 22-2 đến 22-5-2021.
Theo đó, khách hàng doanh nghiệp sẽ được giảm 5-10% số tiền lãi phải trả, còn khách hàng cá nhân vay vốn sản xuất kinh doanh sẽ được giảm lãi suất 0,2%/năm. Trước đó hồi cuối năm 2020, Vietcombank cũng đã giảm tới 1%/năm lãi suất cho vay bằng tiền đồng cho khách hàng doanh nghiệp trong thời gian ba tháng tính từ ngày 15-12-2020.
HDBank cũng ban hành chính sách tự động giảm lãi suất cho vay đến 4,5% cho khách hàng cá nhân và doanh nghiệp siêu nhỏ mà không cần khách hàng phải đề nghị hỗ trợ hay chứng minh bất kỳ khó khăn nào gặp phải, có hiệu lực cho đến ngày 31-12-2021.
Trước triển vọng nền kinh tế sẽ hồi phục tích cực trong năm nay khi đã có vaccin, kéo theo sức cầu tiêu dùng và nhu cầu vay vốn đang tăng lại, có lẽ các ngân hàng càng có động lực để tăng cường cho vay hơn, nhất là khi rủi ro trong nền kinh tế cũng đã giảm xuống.
Mục tiêu tăng trưởng tín dụng trong năm nay được đặt ra ở mức 12%, nhưng hầu hết dự báo cho thấy có thể đạt từ 14-15%.