Sức cầu này như “lò xo” bị nén lâu ngày sẽ bung ra, gây chênh lệch cung – cầu lớn, góp phần đẩy giá cả tăng mạnh và sức ép lạm phát nội tại xuất hiện.
Các nhà đầu tư nước ngoài đã đặt vấn đề với chính quyền TP.HCM rằng sẽ rời đi nếu TP vẫn tiếp tục giãn cách sau ngày 15/9. Không may là hiện tại theo thông tin chính thức thì TP vẫn tiếp tục thực hiện Chỉ thị 16 cho đến cuối tháng 9 để ổn định tình hình. Điều này sẽ đặt ra khó khăn cho lãnh đạo và các cơ quan chức năng của TP để thuyết phục các nhà đầu tư ở lại chờ đến khi tái mở cửa.
Chúng ta thừa nhận rằng công tác chống dịch thời gian qua phần nào chưa hiệu quả, thời gian giãn cách kéo dài nhưng vẫn chưa đạt được các mục tiêu đúng thời hạn. Do vậy cần có chính sách ưu đãi, hỗ trợ hữu hiệu để giữ chân các nhà đầu tư nước ngoài để họ yên tâm ở lại, vừa là giữ động lực tăng trưởng, ổn định cơ cấu kinh tế, vừa còn là giữ việc làm cho người lao động, hạn chế nguy cơ đình lạm.
Khởi động lại các hoạt động kinh doanh không phải là điều kiện để giảm bớt hoặc dừng dần các chương trình trợ cấp an sinh xã hội và các gói hỗ trợ doanh nghiệp. Cần vừa mở cửa, vừa tăng hỗ trợ thì hiệu quả mới thực chất hơn. Việc tăng hỗ trợ là để chung tay với doanh nghiệp gượng dậy hồi phục sau thời gian dài hứng chịu tổn thương do dịch bệnh, cũng như tạo điều kiện tốt hơn cho người lao động trong chi phí sinh hoạt, giúp họ tập trung vào công tác sản xuất khi các hợp đồng đã ký kết với đối tác có nguy cơ trễ hẹn phải đền hợp đồng, hoặc nhanh chóng tìm kiếm hợp đồng gia công xuất khẩu mới, tránh để mất khách hàng.
Các nước châu Á, lạm phát ở nhiều quốc gia cũng có xu hướng tăng. Khác với các nước lớn, các nước châu Á, như Việt Nam, có ít không gian tài khóa hơn cho các gói hỗ trợ. Trong khi đó người dân châu Á thường có thói quen tiết kiệm nhiều hơn để đề phòng những rủi ro bất định, khuynh hướng tiêu dùng biên nhỏ hơn và từ đó dẫn đến hiệu quả các gói hỗ trợ sẽ không đầy đủ.
Sức cầu giảm đi do mọi người hạn chế mua sắm, chỉ chi tiêu hạn hẹp trong các nhu cầu thiết yếu. Hoạt động kinh doanh bị thu hẹp do các lệnh giãn cách, cộng với đứt gãy nguồn cung khắp nơi, mà ngay cả sau khi mở cửa kinh tế thì việc khôi phục lại sản xuất vẫn cần nhiều thời gian. Do đó, khi đại dịch qua đi, sức cầu này như “lò xo” bị nén lâu ngày sẽ bung ra, gây chênh lệch cung – cầu lớn, góp phần đẩy giá cả tăng mạnh và sức ép lạm phát nội tại xuất hiện.
Khả quan nhất sẽ đạt miễn dịch cộng đồng vào quý 1/2022, do đó theo nhiều ý kiến, nền kinh tế không thể hồi phục hoàn toàn ít nhất cho đến giữa hoặc cuối năm 2022. Sức cầu tiêu dùng và đầu tư vẫn yếu sẽ là hạn chế đối với việc thúc đẩy tổng cung hồi phục khi mở cửa. Xu hướng chuyển từ xuất siêu sang nhập siêu những tháng gần đây gây lo ngại xuất hiện hiệu ứng tràn lạm phát từ các nước lớn, đẩy chi phí sản xuất (giá cả nguyên, nhiên liệu đầu vào, chi phí vận chuyển cao do thiếu container và tàu vận tải biển) và cuối cùng là mặt bằng giá cả của cả nền kinh tế bị ảnh hưởng.
Nhiều tỉnh, thành có vai trò quan trọng với nền kinh tế đang tính dần các kịch bản mở cửa sau thời gian dài giãn cách, phong tỏa gây thiệt hại về kinh tế. Doanh nghiệp hầu hết đều nóng lòng được hoạt động trở lại, nhưng vẫn còn mang nhiều nỗi lo, trong đó có nỗi lo về lạm phát?
Nhật Hạ
(Tổng Hợp)