Cách “lướt sóng” là yếu tố rất quan trọng xác định sự thành hay bại của cuộc chơi. Đối các nhà đầu tư ngắn hạn, quan điểm của họ là “ăn xổi ở thì”, duy trì dòng tiền vào, ra liên tục. Đặc thù của nhóm đầu tư ngắn hạn là vốn mỏng nên họ cần liều lĩnh lướt sóng để tích tiền.
Đối với nhóm nhà đầu tư cá nhân lựa chọn hình thức đầu tư bất động sản ngắn hạn, cách “lướt sóng” là yếu tố rất quan trọng xác định sự thành hay bại của cuộc chơi. Dù thừa nhận, hình thức kinh doanh này rủi ro nhưng với họ, đây lại là công việc tạo ra nguồn thu nhập đều đặn hàng tháng và mang đến khoản lời cao.
Khi hiểu được giá trị thật của việc khai thác bất động sản thì nhà đầu tư mới quyết định nên mua hay không mua bất động sản đó. Cam kết lợi nhuận của chủ đầu tư chỉ nên tham khảo, chứ không nên đánh giá giá trị bất động sản theo cam kết của chủ đầu tư dễ mắc “bẫy” mua bất động sản giá cao. Trong khi đó, TS Sử Ngọc Khương, Giám đốc Cấp cao Savills Việt Nam lại cho rằng, dịch bệnh đã để lại nhiều bài học giá trị cho những nhà đầu tư bất động sản cũng như cho những kế hoạch trong tương lai.
Vị chuyên gia cảnh báo, nhà đầu tư thực hiện các giao dịch “lướt sóng” đẩy giá trên thị trường bất động sản thời gian tới sẽ không khả thi, nhất là khi Việt Nam chưa hoàn toàn được kiểm soát dịch và còn những hạn chế trong mặt giao tiếp xã hội, cũng như các hoạt động kinh doanh. Đối với nhóm đầu tư cá nhân, ông Khương cho rằng những người có nhu cầu nhà ở thực sự và có nguồn tiền đã có sẵn từ trước, không phải sử dụng đòn bẩy kinh tế thì đây là một cơ hội tốt để mua nhà. Tuy nhiên, đối với nhóm đầu tư “lướt sóng” hay nhóm đầu tư ngắn hạn đây chưa phải là thời điểm thích hợp.
Thị trường bất động sản hiện nay khác với thị trường cách đây 5-7 năm trước. Trước đây, có rất nhiều người chỉ đầu tư theo kiểu “lướt sóng”, có dự án chỉ cần lấy phiếu xếp lốt rồi bán lại phiếu đã được một khoản chênh lệch nhất định rồi; còn nay thị trường theo xu hướng trung và dài hạn, nhà đầu tư không thể xác định bỏ một khoản tiền ra đã kiếm khoản lãi ngay sau đó được.
Thông tin từ Tổng cục Thuế mới đây cũng cho biết số thu phát sinh tháng 10 khoảng 55.100 tỉ đồng (tháng 8 là 54.790 tỉ đồng, tháng 9 là 50.772 tỉ đồng). Trong đó, riêng thuế thu nhập cá nhân từ chuyển nhượng bất động sản tháng 10 khoảng 1.400 tỉ đồng (tháng 8 chỉ 640 tỉ đồng, tháng 9 là 685 tỉ đồng). Tổng cục Thuế cho biết, thu từ lệ phí trước bạ tháng 10 cũng có những chuyển biến tích cực, đạt 3.322 tỉ đồng, (tháng 9 là 1.930 tỉ đồng, tháng 8 là 984 tỉ đồng). Số thu tăng cao là do sau khi các địa phương nới lỏng giãn cách xã hội, các doanh nghiệp và người dân tập trung lượng hồ sơ làm thủ tục trước bạ lớn.
Vài tuần đầu tháng 10, khi TP HCM và các tỉnh phía Nam: Bình Dương, Long An, Đồng Nai từng bước mở cửa nền kinh tế và có kế hoạch sống chung với Covid-19, hoạt động mở bán bất động sản vùng ven trở lại guồng quay, bung hàng ồ ạt. Giới đầu tư cũng có động thái đăng ký xem nhà đất ở tỉnh kế cận trong bối cảnh TP HCM vẫn khan hiếm rổ hàng nội đô. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến nghị trước khi “đổ bộ” về thị trường địa ốc tỉnh giáp ranh Sài Gòn thời điểm này, các nhà đầu tư đừng mơ đến kịch bản lướt sóng mà phải nắm giữ tài sản nhiều năm mới mong có lãi.
Từ đầu năm 2021, dòng tiền đổ vào bất động sản tăng nhanh, nhiều nơi còn xảy ra tình trạng sốt đất. Nhu cầu đầu tư vào bất động sản trước khi dịch Covid-19 bùng phát chiếm đến 75%. Các tháng gần đây, do giãn cách xã hội nên dòng tiền không trực tiếp chảy vào bất động sản mà tập trung vào chứng khoán. Nhưng sau đó dòng tiền sẽ lại quay trở về với bất động sản.
Dù thời điểm này, thị trường BĐS chưa sôi động bằng dịp đầu năm, nhưng việc nhà đầu tư (NĐT) Tp.HCM rục rịch đổ về các tỉnh lân cận để xem đất ngày càng nhiều cho thấy, BĐS đã có dấu hiệu “bắt nhịp” nhanh với trạng thái “bình thường mới”. Ghi nhận cho thấy, lượng nhà đầu tư đổ về các tỉnh xem BĐS tăng lên đáng kể từ thời điểm nới giãn cách. Nhiều người đi nghe ngóng tình hình, nhiều trong số đó đã tìm hiểu sản phẩm trước đó và đi xem thực tế để quyết định.
Nhật Hạ
(Tổng Hợp)