Trong suốt những tháng nửa cuối năm 2021, tốc độ phát triển của nền kinh tế thế giới bị ảnh hưởng rất nhiều bởi Covid-19. Một vấn đề then chốt trong hoạt động đầu tư bất động sản tại Việt Nam hiện nay chính là yếu tố quỹ đất và các vấn đề pháp lý.
Nếu nền kinh tế gặp khó khăn và dịch bệnh tiếp tục gây ra những hạn chế về giãn cách xã hội (nếu có) cũng như vấn đề khác liên quan đến nền kinh tế, thì tôi nghĩ tính thanh khoản của tài sản là rủi ro lớn nhất. Riêng về thị trường bất động sản nhà ở thì khó có thể giảm, bởi vì nguồn cung trên thị trường trong thời gian qua rất thiếu ở nhiều phân khúc khác nhau, đặc biệt là phân khúc giá trị vừa phải và trung cấp. Đối với người dân, với khoảng tầm 1 – 3 tỷ đồng để mua một sản phẩm nhà ở tại Tp.HCM cũng là một câu chuyện lớn. Như vậy, nếu rủi ro có xảy ra thì tính thanh khoản của sản phẩm sẽ đáng lo hơn là giá trị bị rớt giá bởi vì những sản phẩm không phù hợp với nhu cầu của đại bộ phận người dân.
Trong suốt những tháng nửa cuối năm 2021, tốc độ phát triển của nền kinh tế thế giới bị ảnh hưởng rất nhiều bởi Covid-19. Các nước được xem như đầu tàu trên thế giới gồm Mỹ, các nước châu Âu và các nước ở châu Á Thái Bình Dương như Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc cũng chịu tác động nặng nề bởi Covid-19. Do vậy, trong bối cảnh hiện nay, việc kiểm soát dịch bệnh Covid luôn là câu hỏi được đặt ra và ảnh hưởng rất lớn đến tốc độ phát triển GDP của thế giới cũng như các cường quốc. Với bối cảnh các nền kinh tế lớn của thế giới bị tác động thì Việt Nam cũng không ngoại lệ, và điều đó ảnh hưởng rất nhiều đến việc đầu tư của thị trương.
Tiến sĩ Sử Ngọc Khương cho rằng, qua các thời kỳ khủng hoảng từ thế kỷ XIX, XX, XI thì những lĩnh vực đầu tư của các nhà đầu tư trong và ngoài nước thường liên quan đến các vấn đề năng lượng (ở đây là dầu mỏ), vàng, kim loại quý và bất động sản. Đối với Việt Nam, đây là cơ hội để các nhà đầu tư trong và ngoài nước nhìn thấy và để mắt đến chúng ta. Hơn thế nữa, dù đang trong bối cảnh các dự án pháp lý và bất động sản Việt Nam gặp khó khăn nhưng các nhà đầu tư trong và ngoài nước vẫn hiểu được vấn đề và họ rất kiên nhẫn trong việc tham gia thị trường vào giai đoạn này, và đây đặc biệt là kênh tích lũy cho các khoản đầu tư của họ.
Thị trường bất động sản những tháng cuối năm hiện nay đang chứng kiến cơn “sốt đất” âm ỉ ở khắp các tỉnh thành trên cả nước. Trái ngược là cơn sốt không diễn ra ở các thành phố lớn theo đúng nguyên lý của thị trường mà hầu hết diễn ra ở các vùng ven và tỉnh thành lân cận.
Theo ông Nguyễn Văn Đính – Chủ tịch Hội Môi giới bất động sản Việt Nam cho rằng, hiện nay khi các thị trường truyền thống như Hà Nội và TP. HCM giá bất động sản tăng cao, nguồn cung bất động sản hạn chế và không có nhiều loại hình mới. Do đó, nhà đầu tư đang có sự dịch chuyển mạnh mẽ về vùng ven và các tỉnh thành lân cận là vùng trũng của thị trường bất động sản. “Sau dịch có 2 dòng sản phẩm mà các nhà đầu tư quan tâm nhiều là bất động sản công nghiệp và bất động sản du lịch, có khả năng sinh lợi tốt. Đây là 2 loại hình bất động sản ở Việt Nam vẫn đang là sơ khai nên các hệ thống hạ tầng vẫn chưa được hoàn hảo. Nhà đầu tư đang lựa chọn đi trước để đón sóng hạ tầng, đô thị nên khi nhu cầu tăng thì giá sẽ thay đổi”, ông Đính nói.
Việc các nhà đầu tư tham gia đấu giá quyền sử dụng đất theo kiểu “lướt sóng” để lại rất nhiều hệ lụy cho thị trường và công tác quản lý. Bỏ giá cao sẽ phá vỡ mức trần của thị trường tại khu vực đấu giá, những DN muốn vào tìm hiểu, nghiên cứu cơ hội đầu tư gặp khó khăn. Bên cạnh đó, nếu nhà đầu tư “lướt sóng” không thành, bỏ hợp đồng sẽ ảnh hưởng kế hoạch thu ngân sách địa phương.
Bên cạnh đó, thực tế tại một số phiên đấu giá đất, có trường hợp nhân viên môi giới dùng chiêu trò thỏa thuận ngầm để thông đồng, bắt tay nhau nhằm “thổi” giá. Dễ thấy nhất là việc họ huy động hàng chục người xếp hàng, thậm chí còn giả chen lấn để tạo ra khung cảnh nhộn nhịp tại các khu vực đấu giá, trong các giao dịch nhà đất. Việc DN đấu giá đất với giá cao chót vót sẽ kéo theo cò đất, sóng đất nổi lên ầm ầm, đất nền tiếp tục tăng, DN bất động sản kinh doanh đầu tư quanh khu vực cũng chịu ảnh hưởng.
Một khía cạnh khác, theo ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA), việc giá đất tăng cao sẽ khiến các kế hoạch bình ổn thị trường nhà ở tại TP.HCM đứng trước nguy cơ phá sản. Các DN địa ốc càng khó tìm được quỹ đất rẻ để phát triển nhà ở vừa túi tiền.
Tổng hợp