Cùng với chứng khoán, 2021 là một năm ghi nhận sự sôi động chưa từng có của thị trường bất động sản trong khoảng 10 năm trở lại. Giá bất động sản đã tăng hầu hết ở các phân khúc với tâm điểm chính là đất nền. Bước sang năm 2022, theo nhận định của giới chuyên môn, cơ hội cho giới đầu tư vẫn luôn còn đó nhưng sẽ có nhiều rủi ro hơn cần lưu ý.
Thời gian qua, ngân hàng đều có chính sách cắt giảm lãi suất cho khách hàng để khuyến khích mua vì áp lực giải ngân khó khăn trong bối cảnh sản xuất kinh doanh gặp khó vì Covid-19. Các chủ đầu tư cũng áp dụng nhiều chính sách như miễn lãi tới 36 tháng cho người mua, thậm chí với số vốn bỏ ra thấp 0 đồng, khách hàng vẫn có thể vay để mua bất động sản.
Kỳ vọng nhà đầu tư đi sớm đón đầu. Khi thị trường khó khăn thì nhiều nhà đầu tư chuyên nghiệp cho rằng đây chính là thời điểm tốt nhất để giải ngân. Cũng không thể tránh tình trạng chốt lời chứng khoán để mua bất động sản khi lạm phát tăng sắp tới.
Tại thị trường Hà Nội, giá bán sơ cấp căn hộ tăng 13%, phân khúc cao cấp có mức tăng cao nhất, đứng sau là trung cấp và bình dân. Trong khi đó, tại thị trường Tp.HCM, giá bán sơ cấp căn hộ cao cấp gần như đi ngang, bình dân và trung cấp tăng nhẹ với mức tăng khoảng 6%. Căn hộ siêu sang, ngược lại giảm mạnh.
Đối với đất nền, giá nhiều khu vực phía Nam tăng mạnh. Tại Tp.HCM, giá bán cao nhất 97 triệu đồng/m2, thấp nhất 48 triệu đồng/m2. Đứng sau đó là Bà Rịa – Vũng Tàu với mức cao nhất 51,2 triệu đồng/m2 và thấp nhất 6 triệu đồng/m2. Long An đứng vị trí thứ ba với mức giá cao nhất 52,7 triệu đồng/m2 và thấp nhất 13 triệu đồng/m2.
Hầu hết các giao dịch trên thị trường cũng tập trung ở phân khúc đất nền với tỷ lệ chiếm 60% tổng giao dịch thành công trong năm 2021. 39,6% giao dịch thành công là chung cư, nhà liền thổ. Hà Nội và TP.HCM là hai thị trường sôi động thu hút sự quan tâm hàng đầu của nhà đầu tư với 91% các giao dịch diễn ra. Nguồn cung hạn chế, do ảnh hưởng của Covid-19, nguồn cung căn hộ giảm cả ở Hà Nội và TP.HCM với mức giảm lần lượt là 7% và 20% so với năm 2020. Nguồn cung khan hiếm trong khi nhu cầu dù giảm nhưng tốc độ giảm không nhiều như cung nên dẫn đến giá tăng.
Cơ hội đầu tư bất động sản luôn còn, không chỉ riêng năm nay hay thời gian tới, song vấn đề quan trọng nhất với nhà đầu tư trong giai đoạn hiện tại cần lưu ý là lạm phát. Đối với nhà phát triển không chuyên thì rủi ro lớn nhất với họ không phải thị trường, tín dụng, lãi suất mà pháp lý dự án, liệu rằng họ có ra được pháp lý để làm dự án hay không? Còn đối với chủ đầu tư tương đối chuyên nghiệp, chủ đầu tư địa phương thì rủi ro thuộc về khu vực của địa phương đó như ở P.HCM trong thời gian vừa qua, rủi ro pháp lý dẫn đến nguồn cung khan hiếm.
Với chủ đầu tư chuyên nghiệp, danh mục dự án trải dài nhiều nơi cần tính đến yếu tố vĩ mô như lãi suất, thanh khoản. Do đó, nhà đầu tư cần xem xét chủ đầu tư dự án mình định đầu tư đang ở giai đoạn nào để biết rủi ro khác nhau và đưa ra lựa chọn.
Trong điều kiện thị trường bình thường thì tất cả đều yên ổn nhưng một khi thị trường “rung lắc”, thì kinh nghiệm cho thấy, chủ đầu tư không có tốp khách hàng ổn định sẽ gặp khó khăn nhiều hơn. Do đó, nhà đầu tư nên để ý kỹ, chủ đầu tư nào có tốp khách hàng ổn định, hệ sinh thái bán hàng ổn thì họ đã làm tốt dù trong hai năm vừa qua khó khăn.
Tổng Hợp