Bất động sản có thể sốt, tín hiệu dễ nhận thấy là xuất hiện tình trạng nhà nhà, người người đi mua, “cò đất” xuất hiện khắp nơi và tình trạng sang tên, lướt cọc mua bán đất diễn ra nhộn nhịp.
Thời gian kéo dài của chu kỳ này thường chỉ diễn ra 1-3 tháng, thậm chí chỉ vài tuần nếu khu vực đó quá sốt. Giá bất động sản vào đỉnh sóng có thể tăng gấp 2 đến 3 lần so với trước đó.
Theo đánh giá của các chuyên gia trong ngành, thị trường năm 2022 có thể xuất hiện cơn sốt cục bộ ở một số địa phương nhưng khó diễn ra cơn sốt lan rộng như đầu năm 2021. Nhưng, với tình hình như hiện tại cũng khó đoán lường. Bởi gần như, việc sốt đất liên tục lặp lại, tuỳ vào diễn biến của thị trường mà mức độ khác nhau. Với những biểu hiện tích cực về tâm lý và động thái của NĐT ngay đầu năm mới, theo một số chuyên gia cơn sốt có thể lan rộng ra thị trường từ giữa năm đến quý cuối năm. Tuy vây, động thái khuấy động thị trường chính vẫn là những NĐT lâu năm. Việc xuất hiện các nhà đầu cơ, đầu nậu tranh thủ cơ hội nhà đầu tư F0 không chuyên nghiệp, năng lực, kinh nghiệm hạn chế nên “đội lái” đã dàn trận, lôi kéo để đẩy các nhà đầu tư này vào các dự án hiện chưa xuất hiện rõ ở thời điểm này.
Theo ông Phạm Lâm, Phó Chủ tịch Hội môi giới BĐS Việt Nam, thị trường BĐS năm 2022 sẽ hấp dẫn hơn nên sẽ lôi kéo các NĐT tham gia thị trường tốt hơn. Thị trường vẫn sẽ xuất hiện sốt cục bộ ở các địa phương có thông tin quy hoạch hạ tầng tốt. Tuy vậy, rất khó để năm 2022 diễn ra cơn sốt diện rộng bởi những yếu tố tâm lý của một số nhóm NĐT chưa thực sự hồi phục.
Dấu hiệu để nhận ra giai đoạn này chính là giao dịch trở nên nhộn nhịp và giá cả bất động sản bắt đầu tăng mạnh. Số lượng người đi mua bất động sản gia tăng mạnh mẽ. Nhiều dự án tại khu vực này được mở bán và thông tin về bất động sản khu vực này xuất hiện dày đặc trên các phương tiện truyền thông bởi hoạt động PR của các chủ đầu tư. Mức độ tăng giá đất đai khu vực này có thể từ 20-30%, thậm chí có thể cao hơn. Thị trường BĐS đầu năm 2022 được các chuyên gia dự báo đang ở giai đoạn “âm ỉ” tạo sóng. Và sóng này có thể bật dậy vào quý 2-3/2022 (cũng có thể là chu kì tăng trường mạnh mẽ của BĐS).
Đi kèm với tín hiệu này có thể là các thông tin về thị trường này bắt đầu được nói nhiều hơn trên báo chí và trong giới đầu tư. Các thông tin về quy hoạch hạ tầng giao thông, hạ tầng đô thị… Đặc biệt, các thông tin có tính ảnh hưởng lớn là thông tin về các dự án KCN đô thị đã được phê duyệt và các chủ đầu tư bất động sản làm dự án. Thời gian của chu kỳ này có thể kéo dài 1-6 tháng và thị trường sẽ bước vào giai đoạn tăng trưởng mạnh mẽ.
Nhìn lại thị trường cho thấy, cơn sốt đất âm ỉ từ năm 2020, khi một số địa phương đã xảy ra tình trạng sốt đất cục bộ, thổi thông tin theo quy hoạch. Tuy nhiên, sốt đất thực sự xảy ra từ đầu năm 2021 khi dịch Covid-19 lần thứ 3 ập đến. Không chỉ một vài địa phương mà đồng loạt trên cả nước, giá đất nền, biệt thự/liền kề đều thiết lập mặt bằng giá mới. Người người đi buôn đất, nhà nhà đi buôn đất. Cứ người sau lại mua giá cao hơn người trước. Cho đến cả những vùng quê yên ả ở Thái Bình, Bắc Giang, Cà Mau, Bạc Liêu, Thanh Hoá, Nghệ An… cũng không là ngoại lệ.
Đáng chú ý, mặt bằng giá cũng đã tăng mạnh tại một số địa phương có nhiều nhà đầu tư về gom hàng. Mức giá ghi nhận biến động tăng 10-20% so với thời điểm trước Tết. Trong đó, có những mảnh đất nông nghiệp vị trí đẹp giá tăng đột biến từ 30-40%. Ghi nhận cho thấy, dù chưa xuất hiện cảnh nhà nhà, người người đổ xô đi mua đất nền ở một số khu vực như đầu năm 2021, nhưng những động thái hăng hái gom hàng của nhà đầu tư đầu năm 2022 cho thấy, thị trường rất có thể bùng nổ đợt sốt cục bộ vào quý 2/2022. Đáng nói, thị trường xuất hiện các nhà đầu tư cá nhân mua bán lướt sóng trong khoảng thời gian ngắn ở những khu vực lộ diện thông tin hạ tầng tốt.
Theo Hiệp hội BĐS Đồng Nai, những năm gần đây, trên địa bàn tỉnh có nhiều dự án hạ tầng giao thông quan trọng được triển khai, giúp cho BĐS tại nhiều khu vực sôi động. Người dân trong và ngoài tỉnh tìm đến những khu vực gần các dự án mua đất đầu tư khá nhiều, vì thế, sàn giao dịch BĐS mọc lên khắp nơi, kéo theo một đội ngũ đông đảo tham gia làm môi giới. Các sàn giao dịch BĐS mọc lên khắp nơi và số lượng người tham gia làm môi giới “cò đất” đông đúc. Đây là một trong những nguyên nhân khiến thị trường BĐS ngày càng khó quản lý.
Trên địa bàn tỉnh Đồng Nai có hàng trăm sàn giao dịch BĐS, đi dọc các tuyến đường lớn thuộc các huyện Long Thành, Nhơn Trạch, Trảng Bom, Cẩm Mỹ, Vĩnh Cửu sẽ thấy rất nhiều nơi đề biển mua bán nhà đất. Khoảng 2 năm qua, dịch bệnh Covid-19 có làm thị trường BĐS ở Đồng Nai hạ nhiệt, nhưng giá đất vẫn ít biến động. Giáp Đồng Nai như: Bình Dương, Long An, Lâm Đồng, Bình Thuận… tình trạng mua bán, chuyển nhượng BĐS diễn ra sôi động. Rất nhiều người không có chuyên môn cũng tham gia làm nghề môi giới BĐS khiến giá đất ở khắp nơi bị thổi lên cao hơn giá trị thực gây ra những cơn sốt “ảo”, ảnh hưởng đến các dự án, công trình đang triển khai tại các địa phương.
Tổng Hợp