Người đứng đầu Bộ Xây dựng cũng nhấn mạnh cần quan tâm đặc biệt công tác lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh quy hoạch…Bộ trưởng yêu cầu tiếp tục chú trọng thực hiện các giải pháp đảm bảo phát triển ổn định, lành mạnh thị trường bất động sản, tăng cường xử lý các sai phạm theo thẩm quyền, nhất là các sai phạm trong lĩnh vực bất động sản tại các địa phương.
Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị chỉ đạo các đơn vị thuộc Bộ Xây dựng tập trung thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ trọng tâm. Trong đó, Bộ trưởng yêu cầu cần hoàn thiện thể chế, chính sách pháp luật về xây dựng để tăng cường công tác quản lý Nhà nước đồng thời tạo môi trường thuận lợi, thông thoáng, phân cấp mạnh cho địa phương.
Theo đó, Bộ này cho biết Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định lập Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ về rà soát, đôn đốc, hướng dẫn tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong triển khai thực hiện dự án bất động sản cho các địa phương, doanh nghiệp.
Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ đang tích cực làm việc trực tiếp với các địa phương và có tổng hợp, kiến nghị riêng từ các doanh nghiệp để rà soát, đôn đốc, hướng dẫn tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong triển khai thực hiện dự án bất động sản cho các địa phương, doanh nghiệp.
“Tổ công tác sẽ báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện nhiệm vụ trong tháng 12”, văn bản của Bộ Xây dựng nêu rõ.
Đồng thời, Bộ Xây dựng cho biết hiện nay đang hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến lĩnh vực bất động sản để sớm trình Quốc hội cho ý kiến và thông qua Luật Nhà ở (sửa đổi), Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi), trình Chính phủ ban hành Nghị định quy định trình tự triển khai thực hiện đối với dự án nhà ở, khu đô thị) để tạo khung pháp lý cho hoạt động kinh doanh bất động sản, tăng cường hiệu quả quản lý thị trường bất động sản trong dài hạn.
Trong thời gian tới, Bộ đề nghị các địa phương khẩn trương hoàn thiện các quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng, chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở; rà soát quỹ đất, danh mục dự án kêu gọi đầu tư, tổ chức giao đất, đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án lựa chọn chủ đầu tư để thúc đẩy phát triển, tăng nguồn cung bất động sản, nhà ở phục vụ nhu cầu ở thực tế.
Đồng thời, Bộ khẳng định sẽ thường xuyên theo dõi sát tình hình, diễn biến của thị trường bất động sản để báo cáo Thủ tướng Chính phủ và kiến nghị giải pháp để thị trường bất động sản phát triển ổn định, lành mạnh.
Người đứng đầu Bộ Xây dựng cũng nhấn mạnh cần quan tâm đặc biệt công tác lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh quy hoạch; xây dựng Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn cần chú trọng giải quyết được các vướng mắc, tồn tại, bất cập trong công tác quản lý quy hoạch hiện nay; chú trọng nghiên cứu các mô hình đô thị mới, sớm ban hành tiêu chí đô thị thông minh; chú trọng công tác cấp thoát nước, thực hiện các giải pháp chống ngập lụt tại các đô thị lớn.
Bên cạnh đó, Bộ trưởng yêu cầu tiếp tục chú trọng thực hiện các giải pháp đảm bảo phát triển ổn định, lành mạnh thị trường bất động sản, tăng cường xử lý các sai phạm theo thẩm quyền, nhất là các sai phạm trong lĩnh vực bất động sản tại các địa phương.
Liên quan đến các giải pháp nhằm tháo gỡ nút thắt trên thị trường bất động sản, mới đây Bộ Xây dựng đã có văn bản trả lời cử tri về tiến độ xử lý những hạn chế, vướng mắc của các dự án.
Vào những ngày cuối năm, từ xưa tới nay, người ta thường nhìn lại năm đã qua có gì được và có gì còn chưa được. Nếu là được cả thì cứ thế mà tiến tới; nếu có gì chưa được thì cũng rút ra vài kinh nghiệm để khắc phục. Sự khắc phục những cái chưa được thường gắn với những dự báo cho năm tiếp theo. Nói rộng ra thì nhiều việc phải bàn, một bài báo ngắn khó có hi vọng thể hiện được. Vì vậy mà nội dung chính ở đây là xem xét việc nhìn lại và dự báo trong phạm vi thị trường bất động sản (BĐS), một thị trường được rất nhiều người quan tâm.
Nhìn lại cả năm 2022, có thể nói năm nay khá đặc biệt, đầu năm có biểu hiện sốt giá khá cao, nhưng đến cuối năm lại thấy nguy cơ nợ xấu. Có thể nói một năm thị trường BĐS đầy biến động.
Nhớ lại những tháng ngày đầu năm, có thể đi đâu cũng nghe thấy lời bàn, nhìn thấy cảnh tượng xôn xao vì giá BĐS tăng hàng ngày. Một trong những nguyên nhân chính của tình trạng này là do thiếu cung trầm trọng, vì nhiều dự án BĐS chờ phê duyệt nhưng không thể phê duyệt vì Luật Đất đai 2013 chưa sửa đổi kịp, và tồn tại rất nhiều xung đột pháp luật giữa các luật có liên quan đến thị trường. Ngay cả Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh BĐS cũng đã đến lúc phải sửa đổi mà chưa sửa được.
Phân khúc BĐS du lịch đang phát triển mạnh cũng bị dừng lại vì sự phát triển đó không dựa vào khung pháp luật nào. Sự phát triển chỉ dựa vào những lời hứa của các bên tạo lập thị trường, khi vỡ lẽ thì không ai giữ lời hứa của mình. May mà Covid làm cho thị trường du lịch bị tê liệt, nên những điểm nóng của phân khúc BĐS du lịch cũng trở nên nguội dần.
Tổng Hợp
(Dân Trí, Reatimes)