Khi hoạt động sản xuất – kinh doanh đang gặp rất nhiều khó khăn, doanh thu, dòng tiền sụt giảm mạnh, thậm chí đứt hẳn. Do đó, ngoài việc NH giảm lãi vay, các DN cũng kỳ vọng được cơ cấu lại nợ, giãn, hoãn thời gian trả nợ…
Để bớt áp lực tài chính, từ đó có thể tập trung chống chọi với dịch bệnh, duy trì hoạt động sản xuất. Tuy nhiên, để hỗ trợ được nhiều hơn cho DN, các NH kiến nghị cần sớm sửa Thông tư 03 của NH Nhà nước về cơ cấu lại thời hạn trả nợ; miễn, giảm lãi, phí và giữ nguyên nhóm nợ cho khách hàng bị ảnh hưởng dịch Covid-19.
Thực hiện Thông tư 03 mới đây, ông Nguyễn Quốc Hùng, Tổng Thư ký Hiệp hội NH Việt Nam (VNBA), cho biết ảnh hưởng của làn sóng dịch Covid-19 lần thứ 4 đến nay là rất lớn nên cần sớm sửa đổi Thông tư 03 để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho cả tổ chức tín dụng và DN trong quá trình thực hiện. Các NH được yêu cầu phải giảm lãi, giảm phí nhưng nếu không cơ cấu nợ kịp thời thì khoản nợ chuyển thành nợ xấu, việc giảm lãi, phí không có tác dụng, NH không thu được nợ gốc chứ chưa nói đến nợ lãi…
Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa công bố dự thảo Nghị quyết hỗ trợ DN trong bối cảnh đại dịch Covid-19 để lấy ý kiến công khai. Tại dự thảo, Chính phủ quyết nghị nhóm nhiệm vụ, giải pháp, giao cụ thể cho từng bộ, ngành và địa phương. Nhóm giải pháp thứ nhất là thực hiện các biện pháp phòng chống đại dịch Covid-19 linh hoạt, hiệu quả, tạo điều kiện cho DN ổn định và duy trì hoạt động sản xuất – kinh doanh. Trong đó, yêu cầu các bộ ngành phân bổ hợp lý nguồn vắc-xin Covid-19, bổ sung các nhóm đối tượng ưu tiên phù hợp. Bảo đảm ổn định sản xuất, lưu thông hàng hóa thông suốt, hiệu quả, khắc phục gián đoạn chuỗi cung ứng. Chính phủ lưu ý không quy định thêm các điều kiện cản trở lưu thông, đặc biệt đối với hàng hóa thiết yếu, vật tư, nguyên liệu sản xuất. Đồng thời, giao NH Nhà nước có các giải pháp hỗ trợ về vốn vay cho các thương nhân, DN thu mua, tạm trữ lúa, gạo.
Hỗ trợ cắt giảm chi phí, tháo gỡ khó khăn về dòng tiền cho DN. Theo đó, BHXH Việt Nam nghiên cứu đề xuất các chính sách tạm dừng, giảm mức đóng BHXH năm 2021 cho DN đến tháng 6-2022. Bộ Công Thương nghiên cứu, báo cáo trong tháng 8 về việc giảm giá điện cho một số ngành, lĩnh vực. Đồng thời, tiếp tục giảm giá điện cho cơ sở lưu trú du lịch, phối hợp với Bộ Tài chính và các bộ ngành liên quan nhanh chóng thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng cơ cấu biểu giá bán lẻ điện.
Chính phủ yêu cầu Bộ Tài chính sớm triển khai các chính sách về miễn, giảm thuế, tiền thuê đất; xem xét các chính sách về thuế tiêu thụ đặc biệt, lệ phí trước bạ đối với ôtô sản xuất hoặc lắp ráp trong nước. Bên cạnh đó, Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch nghiên cứu cho phép các DN lữ hành được tạm thời rút tiền ký quỹ kinh doanh dịch vụ du lịch lữ hành nội địa và quốc tế; giảm thời gian giải quyết rút tiền ký quỹ từ 60 ngày xuống 30 ngày… Nhiều NH thương mại đã công bố các chương trình giảm lãi suất cho vay với mức giảm 0,5-1,5 điểm % so với mức lãi suất hiện hành. Việc giảm lãi vay không áp dụng đại trà đối với toàn bộ khách hàng DN mà tùy từng lĩnh vực, ngành hàng. Nay, nhiều hiệp hội ngành hàng, DN tiếp tục kiến nghị giảm thêm lãi vay, theo các chuyên gia kinh tế, NH thương mại là không dễ trong bối cảnh mặt bằng lãi suất huy động đã duy trì ở mức thấp thời gian qua.
Theo phân tích của các chuyên gia kinh tế, lạm phát cả năm được dự báo sẽ kiểm soát dưới 4% và lãi suất tiền gửi bình quân trên thị trường hiện vào khoảng 5%/năm. Nếu trừ đi lạm phát, lãi suất thực của người gửi tiền nhận được khoảng 1%/năm. Nay đề xuất giảm lãi vay từ 3-5 điểm % thì lãi suất huy động cũng phải giảm tương ứng, thế nhưng vậy là rất khó.Nhiều ngân hàng (NH) thương mại liên tục công bố giảm lãi suất cho vay hỗ trợ khách hàng doanh nghiệp (DN) và cá nhân bị tác động bởi dịch Covid-19 với mức giảm từ 0,5-1,5 điểm %. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng trong bối cảnh hoạt động sản xuất, kinh doanh bị đứt gãy, nguồn thu DN không còn thì lãi vay nên giảm từ 2-5 điểm % mới phù hợp.
Tĩnh Kiên