Theo các nhà môi giới chuyên nghiệp, Covid-19 năm qua chỉ là “cú đấm bồi” bởi những khó khăn đã đến với họ từ năm 2019 khi có rất ít nguồn hàng đủ chất lượng để môi giới, nếu có thì chủ đầu tư tự phân cho sàn thứ cấp của mình hoặc vài ba sàn chung nhau phân phối một lượng hàng ít ỏi.
Hai thị trường lớn nhất là TP. Hà Nội và TP.HCM chỉ có lác đác có khoảng chục dự án mới đủ lớn để chú ý, còn lại đa số chủ đầu tư mở bán hàng còn sót của những dự án cũ nhưng mức độ hấp dẫn cũng không quá cao nên việc chào bán cũng không nhiều như mong đơi.
Cũng trong năm qua, việc một chủ đầu tư bất động sản thuộc hàng lớn nhất ra mắt ứng dụng giao dịch bất động sản trực tuyến và sàn điện tử đã tạo cú sốc lớn cho nhiều sàn giao dịch.
Hi vọng điểm sáng 2021
Các chính sách mới được ban hành nếu hỗ trợ nhà đầu tư sát thực tế sẽ tạo ra ngay các tín hiệu tích cực cho thị trường cũng như tạo động lực cho hoạt động của môi giới bất động sản trở lại. Dẫu vậy, với các sàn giao dịch, sự thận trọng vẫn là cần thiết bởi lẽ, không biết dịch bệnh diễn biến tiếp theo như thế nào, ảnh hưởng kinh tế, chính trị toàn cầu, biến động giá vàng đến đâu và tâm lý đầu tư sẽ thay đổi ra sao.
Nghị định 148 có hiệu lực từ ngày 8/2/2021 này được nhiều người cho là “chiếc gậy thần”, có thể cởi trói cho khoảng 5.000 dự án bất động sản đang gặp vướng mắc. Mở trói hàng chục dự án có thể là điểm sáng năm 2021.
Nguồn cung nhỏ giọt, giá bán sơ cấp nhà chung cư tại một số khu vực ghi nhận mức tăng khá cao, trung bình 10 – 15% so với đầu năm 2020, nên đa phần chỉ dành cho người có nhu cầu ở thực. Giá đất nền ở Hà Nội do khan hiếm hàng và thuộc dòng sản phẩm được ưa chuộng nhưng do số lượng hạn chế nên cũng tăng mạnh.
Tại TP.HCM, giá bán căn hộ trong quý III/2020 còn tăng mạnh hơn, từ 15 – 20% so với quý II/2020, nên đã tạo nên cơn sốt nhỏ trên thị trường do khan hiếm nguồn hàng trong bối cảnh lượng cầu rất cao.
Báo cáo của Cục Quản lý nhà và Thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng) cũng cho thấy, ảnh hưởng của dịch Covid-19 đã khiến nhiều doanh nghiệp địa ốc chỉ giữ lại khoảng 50% cán bộ, nhân viên để duy trì hoạt động. Bên cạnh đó, có khoảng 80% sàn giao dịch bất động sản phải đóng cửa hoặc tạm ngừng hoạt động, không phát sinh giao dịch, nhiều cá nhân môi giới thất nghiệp…
Khó khăn chung trước tết Nguyên Đán
Năm 2020 là một năm “dữ” với mọi lĩnh vực của nền kinh tế khi chịu tác động nặng nề của đại dịch Covid – 19. Riêng với bất động sản, khó khăn càng nhân đôi khi những điểm nghẽn về pháp lý vẫn chưa được tháo gỡ khiến số lượng dự án mới không có, nguồn cung nhỏ giọt.
Nếu như mọi năm, đây là thời điểm mà thưởng Tết là chủ đề được bàn tán nhiều hơn cả trong cộng đồng môi giới bất động sản. Thì năm nay, chủ đề này ít được bàn tán hơn, thậm chí nhiều môi giới sẵn sàng với tâm lý không thưởng tết.
Theo nhiều môi giới bất động sản, dù vẫn sẽ có những trường hợp đặc biệt nhưng tình hình chung năm nay mức thưởng tết của môi giới bất động sản sẽ ảm đạm. Thậm chí, với nhiều người chỉ mong chờ được công ty trả những khoản hoa hồng còn thiếu và duy trì được công việc đã là một khoản thưởng Tết tốt trong một năm nhiều khó khăn.
Những năm vừa qua, bất động sản luôn là lĩnh vực nằm trong tốp đầu về số lượng doanh nghiệp thành lập mới. Tuy nhiên, từ khi xuất hiện dịch Covid – 19, lĩnh vực này lại thường xuyên đứng trong nhóm có số lượng doanh nghiệp tạmg ngưng hoạt động, giải thể nhiều nhất.
Thưởng Tết bằng căn hộ, ô tô, xe máy…từng là “thương hiệu” nhận diện của lĩnh vực bất động sản trong những năm trước đây. Tuy nhiên, cái Tết sắp tới đây sẽ rất khác, sau một năm thị trường gặp nhiều khó khăn những phần thưởng đáng mơ ước một thời sẽ chỉ còn là “dĩ vãng”.