Trên thực tế, xét theo tình hình kinh doanh và khó khăn dòng tiền hiện tại của phần lớn doanh nghiệp, sự chần chừ của ngân hàng là có lý.
Cách thức triển khai là bám sát doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp để đo lường, đánh giá rủi ro và triển vọng phục hồi để đi đến quyết định cho doanh nghiệp vay vốn. Bên cạnh quỹ bảo lãnh tín dụng, chuyên gia còn cho rằng việc có thêm một tổ hợp tín dụng với sự tham gia của tất các ngân hàng thương mại và cho vay với lãi suất thấp cũng là cách hỗ trợ linh hoạt trong tình hình hiện nay dành cho doanh nghiệp.
Cũng theo Tổng cục Thống kê, nhiều nhà máy sản xuất phải tạm ngừng hoạt động trong thời gian phong tỏa, doanh nghiệp không tiếp cận được với khách hàng, hoạt động vận tải hàng hóa và chuỗi cung ứng cho sản xuất bị gián đoạn, đứt gãy khiến doanh thu giảm mạnh. Khó khăn liên tiếp làm cho nguồn lực dự trữ của doanh nghiệp bị bào mòn, dần cạn kiện. Trong tháng 9, số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới giảm hơn 62% so với cùng kỳ năm trước, chỉ đạt 3.899 doanh nghiệp. Đây là tháng có số doanh nghiệp thành lập mới và số vốn đăng ký thấp nhất kể từ năm 2016.
Quý III vừa qua cũng là thời điểm việc giãn cách xã hội được thực hiện nghiêm ngặt nhất, số doanh nghiệp thành lập mới chỉ đạt 18.400 doanh nghiệp, giảm hơn 50% so với cùng kỳ năm 2020. Tính chung 9 tháng, số doanh nghiệp thành lập mới đạt 85.500 doanh nghiệp, giảm gần 14% so với cùng kỳ năm 2020.
Tổng cục Thống kê nhận định số doanh nghiệp thành lập mới giảm mạnh, trong khi doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể và doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể lại tăng đã gây áp lực giải quyết việc làm cho thị trường lao động và làm tăng nguy cơ thất thu ngân sách Nhà nước trong thời gian tới. Trong thời gian này, các gói hỗ trợ cho doanh nghiệp, người dân bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 của Chính phủ được tung ra đúng đắn và kịp thời, nhưng khi triển khai ở các cấp lại vướng nhiều hạn chế, khiến một bộ phận doanh nghiệp tiếp cận khó khăn, không phát huy được hiệu quả.
Đợt bùng phát lần thứ 4 của đại dịch COVID-19 đã ảnh hưởng không nhỏ đến nhiều lĩnh vực kinh tế, đặc biệt tại khu vực phía Nam, dù dịch bệnh cơ bản đã được kiểm soát, chính quyền các địa phương đã từng bước khôi phục sản xuất trở lại nhưng ‘làn sóng’ di cư của người lao động lớn chưa từng có vẫn đang không ngừng diễn ra đã dẫn đến tình trạng thiếu hụt lao động trầm trọng tại các doanh nghiệp. TP.HCM được biết đến là một trong những khu vực đầu tàu kinh tế của cả nước nhưng đến thời điểm hiện tại con số lao động tại thành phố đã giảm còn 46% (số liệu của Ban chỉ đạo phòng, chống dịch TP.HCM), do đó, việc thu hút nguồn lao động trở lại sản xuất đang là vấn đề lớn được các doanh nghiệp quan tâm. Nhu cầu lao động của doanh nghiệp tại TP.HCM sẽ chuyển biến ra sao trong những tháng cuối năm 2021?
Trong bối cảnh mới, cần khẩn trương nghiên cứu thực hiện các cơ chế, chính sách mới có quy mô tác động đủ lớn, thời gian thực hiện trong trung và dài hạn đáp ứng mục tiêu đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô, tạo điều kiện để nền kinh tế phục hồi nhanh; hỗ trợ các hoạt động kinh tế, đặc biệt là các doanh nghiệp nhằm ngăn chặn và giảm thiểu tình trạng mất thanh khoản, phá sản, giải thể doanh nghiệp; thực hiện cơ cấu lại nền kinh tế phù hợp với những thay đổi trên thế giới sau đại dịch; kích thích tiêu dùng trong nước, bảo đảm an sinh xã hội.
Tĩnh Kiên
(Tổng Hợp)