Hàng loạt công ty Trung Quốc bị Mỹ liệt vào “danh sách đen” giữa lúc căng thẳng gia tăng. Ngày 24/11, chính phủ Mỹ đã đưa hàng chục công ty Trung Quốc vào danh sách đen thương mại,…
Sau khi bị Mỹ cấm vận, các nhà cung cấp cho các công ty trong danh sách sẽ cần phải xin giấy phép trước khi có thể giao thương với họ – mặc dù khả năng cao giấy phép sẽ bị từ chối. Bộ trưởng Thương mại Mỹ Gina Raimondo cho biết danh sách này sẽ giúp ngăn chặn công nghệ của Mỹ hỗ trợ sự phát triển của “tiến bộ quân sự và các hoạt động không phổ biến vũ khí hạt nhân của Pakistan và Nga”.
Ông khẳng định: “Thương mại và thương mại toàn cầu nên hỗ trợ hòa bình, thịnh vượng và việc làm được trả lương cao, chứ không phải rủi ro an ninh quốc gia. Bộ Thương mại cam kết sử dụng hiệu quả các biện pháp kiểm soát xuất khẩu để bảo vệ an ninh quốc gia của chúng tôi”.
8 công ty có trụ sở tại Trung Quốc đã bị thêm vào danh sách vì dính tới cáo buộc hỗ trợ các nỗ lực tính toán lượng tử của quân đội Trung Quốc và mua lại hoặc cố gắng “mua các mặt hàng có xuất xứ từ Mỹ để hỗ trợ các ứng dụng quân sự”. Những công ty Trung Quốc bị đưa vào “danh sách đen” của Mỹ gồm: Hangzhou Zhongke Microelectronics, Hunan Goke Microelectronics, New H3C Semiconductor Technologies, Xi’an Aerospace Huaxun Technology và Yunchip Microelectronics vì ủng hộ sự hiện đại hoá của quân đội Trung Quốc; phòng thí nghiệm Quốc gia Hợp Phì về Khoa học Vật lý tại Microscale, QuantumCTek và Shanghai QuantumCTeck vì “mua hoặc cố gắng mua các mặt hàng có xuất xứ từ Mỹ để hỗ trợ các ứng dụng quân sự”.
Đây là kết quả sau những phàn nàn từ các quan chức Mỹ, cho rằng các công ty Trung Quốc là “gián điệp công nghiệp” thu thập thông tin nhạy cảm của Mỹ. Mặc dù trước đó, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã khẳng định không tham gia vào hoạt động gián điệp công nghiệp. Bộ Thương mại Mỹ cũng muốn ngăn quân đội Trung Quốc phát triển công nghệ chống tàng hình, có thể bao gồm các thiết bị như radar tiên tiến và các ứng dụng chống tàu ngầm như cảm biến dưới biển.
Ngoài ra, việc “chặn cửa” các công ty Trung Quốc còn ngăn chặn thông tin, tài liệu của Mỹ được sử dụng để giúp Trung Quốc phá mã hóa hoặc phát triển mã hóa không thể phá vỡ, Bộ Thương mại cho biết. Động thái mới nhất của Mỹ nhằm vào Trung Quốc diễn ra trong bối cảnh căng thẳng gia tăng giữa Bắc Kinh và Washington về tình trạng của Đài Loan và các vấn đề thương mại.
Trước đó, kể từ thời chính quyền cựu Tổng thống Donald Trump, số công ty Trung Quốc bị thêm vào danh sách đen thương mại của Mỹ ngày càng nhiều, với lý do bảo vệ an ninh quốc gia và chính sách đối ngoại. Một ví dụ điển hành là công ty viễn thông Trung Quốc Huawei – doanh nghiệp đã bị gây khó khăn đủ đường và bị “cấm cửa” tại xứ sở cờ hoa. Ngoài 8 công ty Trung Quốc, bộ Thương mại cũng liệt kê 16 tổ chức và cá nhân đang hoạt động ở Trung Quốc và Pakistan vì đã đóng góp vào các hoạt động hạt nhân hoặc chương trình tên lửa đạn đạo của Pakistan. Tổng cộng, chính quyền Biden đã bổ sung 27 tổ chức và cá nhân ở Trung Quốc, Pakistan, Nga, Nhật Bản và Singapore vào danh sách đen.
Tĩnh Kiên
(Tổng Hợp)