Nguyên nhân giá nhà đất khu vực này tăng nhanh thời gian qua do nhiều công trình hạ tầng giao thông được đầu tư, hoàn thiện đưa vào sử dụng. Bên cạnh đó, việc khan hiếm nguồn cung chưa thể giải quyết được ngay đã dẫn tới khả nănga giá bất động sản nhiều khu vực nhiều khả năng tiếp tục thiết lập mặt bằng mới.
Theo số liệu từ Sở Xây dựng tỉnh Long An, trên toàn địa bàn tỉnh này có đến 258 dự án khu dân cư, tái định cư, đô thị đã được UBND tỉnh phê duyệt quyết định chủ trương đầu tư. Tổng các dự án trên có diện tích khoảng 6.937ha. Quy mô diện tích này được xác định là dư quá nhiều so với số lượng nhu cầu về nhà ở của người dân hiện nay. Tuy nhiên, phần lớn các dự án đều rất chậm, nhiều nhà đầu tư chủ yếu thúc đẩy tiến trình pháp lý xin chủ trương ban đầu để… tìm vốn, thông qua việc rao bán mà phớt lờ các quy định của Luật BĐS, hoặc mở bán thông qua hình thức các hợp đồng góp vốn.
Tình trạng này đã đẩy giá đất ở Long An trong nhiều năm “phi mã” lên giá ngất ngưởng.
Do vậy, UBND tỉnh này đã làm rất nhiều động thái để siết lại tình hình, như rà soát và thu hồi 31 dự án khu dân cư, thương mại, dịch vụ với diện tích hơn 2.100ha trong năm 2019; siết lại tình trạng tách thửa, xây dựng trái phép, bỏ việc cấp dự án khu dân cư có quy mô dưới 10ha.
Chỉ trong thời gian ngắn trở lại đây, từ TP Rạch Giá đến TP Hà Tiên đã xuất hiện hàng loạt dự án đang khá nóng.
Tại TP Rạch Giá, đất nền khu vực tuyến tránh đô thị (thuộc dự án đường hành lang ven biển phía nam giai đoạn 1 – PV) tăng giá khá nhanh với mức tăng từ 10-25%/năm tùy vị trí. Theo ghi nhận của PV, cách đây 3 năm, giá 1 công đất mặt tiền (1 công bằng 1.000m2) chỉ có 650 triệu đồng, hiện đã vọt lên gần 2 tỉ.
Còn tại TP Hà Tiên, giá nhà dạng liên kế (loại phổ biến ngang 5m, dài 18-20m, có 1 hoặc 2 tầng lầu) dao động trên dưới 1 tỉ đồng/căn. Giá biệt thự đơn lập từ 5 tỉ đồng, song lập từ 2,7 tỉ đồng trở đi tùy dự án.
Dù tình hình đã có chuyển biến nhưng đến nay, người lao động, công chức bình thường vẫn rất khó sở hữu được một mảnh đất ở tại các vùng đô thị như TP Tân An hoặc các huyện giáp ranh địa bàn TP.HCM như Đức Hòa, Bến Lức, Cần Giuộc, hay xa hơn là trung tâm các huyện Cần Đước, Thủ Thừa…
Giá đất thổ cư ở các khu vực này hiện thấp nhất đã lên hơn 10 triệu đồng/m2. Giá bán nền tại các dự án khu dân cư đã xong thủ tục pháp lý, bắt đầu có cơ sở hạ tầng thường không dưới 15 triệu/m2. Trong khi đó, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) năm 2020 của Long An ước tính hơn 78 triệu đồng/người. Một người thu nhập bình quân theo GRDP tỉnh này, dành tất cả thu nhập trong năm của mình chỉ mua được vài mét đất ở.
Một thống kê của kênh thông tin batdongsan.com.vn cho thấy trong một tuần của tháng 9 vừa qua xuất hiện gần 1.300 thông tin mới rao bán bất động sản các quận Thủ Đức, 2, 9. Theo đó, giá chào bán đất nền trung bình tại quận Thủ Đức hiện rơi vào tầm 54 triệu đồng/m2, tăng 1,2% so với giá chào bán thời điểm đầu năm. Riêng loại hình căn hộ có giá bán khoảng 33 triệu đồng/m2, tăng 1,1% so với giá chào bán cuối năm 2019.
Quận 9 có biến động giá bán trung bình tăng cao hơn. Loại hình đất nền, đất thổ cư quanh khu vực này đang được rao bán tầm giá 44-50 triệu đồng/m2, tăng gần 1,5% so với cùng kỳ năm 2019. Nhà phố, nhà riêng có giá chào bán vào khoảng 60-80 triệu đồng/m2, tăng 4,5%, riêng căn hộ đang xác lập mức giá trung bình 35-37 triệu đồng/m2, tăng gần 3,3% so với cùng kỳ.
mới đây, đa số chủ quán trà chén ven đường hay các bác xe ôm ở các xã Vạn Phúc, Yên Mỹ, Đông Mỹ, Tứ Hiệp… của huyện Thanh Trì đều là các môi giới địa ốc không chuyên bản địa, dân chuyên ngành gọi là các “cò thổ”
Chỉ bằng động tác vòng lại tìm đến đúng một số chủ đất đã được môi giới dẫn đến, giá đất đã thay đổi một trời, một vực. Theo khảo sát thực tế, giá đất ở tại Thanh Trì thời gian qua tương đối ổn định, tăng bình quân từ 3 – 10% ở các trục đường lớn so với hồi đầu năm, dao động từ 15 – 70 triệu đồng/m2 đất thổ cư. Một số lô đất được xác nhận giao dịch ở xã Vạn Phúc cũng chỉ được sang tay với giá từ 9 – 15 triệu đồng/m2.
Theo đại diện Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS), sau bài học ở Đông Anh, Thạch Thất, Ứng Hòa, nhà đầu tư nên thận trọng khi đón sóng đất Thanh Trì. Ngay từ khi có thông tin lên quận, giá đất ở Thanh Trì và các huyện khác trong quy hoạch đã rộ tin tăng giá. Tuy nhiên, người mua phải rất cẩn trọng, bởi nhiều khi “sốt đất chỉ ở miệng cò”.
Trong khi đó, ông Nguyễn Văn Đính, Phó chủ tịch VARS nhận định, với mức giá 9 – 15 triệu đồng/m2 đất thổ cư như ở Thanh Trì là chấp nhận được, vẫn phù hợp với túi tiền của người dân, thậm chí các nhà đầu tư mới vẫn có cơ hội tham gia. Tuy nhiên, “cần tránh việc mua đuổi, bán đuổi bởi có thể có những giao dịch do cò làm xiếc nhằm đẩy giá lên cao và cuối cùng có thể “thắng” khi đầu tư lô này lại thua nặng hơn khi bám sóng vào những mảnh khác.
“Với các khu vực xuất hiện thông tin quy hoạch, chính quyền và các cơ quan chức năng cần tuyên truyền, thông tin rõ lộ trình quy hoạch và cảnh báo người dân, đồng thời quản lý chặt các hoạt động chuyển nhượng, mua bán đất để đảm bảo an ninh, trật tự địa phương”, ông Đính khuyến cáo.
Hiện tượng đầu cơ, thổi giá đang là lực cản lớn của một thị trường bất động sản lành mạnh, là một trong những nguyên nhân chính có thể làm biến dạng thị trường.
Nhận định về thị trường bất động sản thời gian qua, Bộ Xây dựng cho rằng, giá cả hàng hóa bất động sản, nhất là giá nhà ở chưa ổn định, không phản ánh đúng giá trị thực của bất động sản, cũng như không phù hợp với khả năng chi trả của số đông người dân. Trong khi đó, giới đầu cơ bất động sản vẫn hoạt động công khai, lợi dụng các yếu tố xã hội như chuẩn bị quy hoạch đô thị, chuẩn bị xây dựng các công trình hạ tầng, mở rộng đô thị,… để đẩy giá lên cao thu lợi bất chính làm bất ổn thị trường.