Trong tháng 5, nhóm ngân hàng cũng chiếm áp đảo trong cuộc đua phát hành trái phiếu. Chỉ mới nữa đầu tháng 6 con số đã lên gần 6.000 tỷ từ trái phiếu với lãi suất không cao.
Trong số 13 doanh nghiệp phát hành trái phiếu doanh nghiệp trong tháng, có đến 6 sự góp mặt của nhóm ngành ngân hàng bao gồm: OCB, ACB, MSB, SHB, BIDV và HDBank. Lãi suất trái phiếu ngân hàng tiếp tục duy trì ở mức thấp so với các nhóm ngành khác.
OCB là ngân hàng có lượng phát hành trái phiếu lớn nhất 1.500 tỷ đồng với kỳ hạn 3 năm và lãi suất cũng ở mức thấp nhất trong nhóm kể trên 3,3%/năm. Trong khi OCB, ACB, MSB đều phát hành trái phiếu với kỳ hạn 3 năm thì BIDV và HDBank lại lựa chọn các loại trái phiếu dài hạn hơn (7 năm) lãi suất tương ứng là 6,2%/năm và 7,8%/năm. Trong tháng 5, nhóm ngân hàng cũng chiếm áp đảo trong cuộc đua phát hành trái phiếu. Các ngân hàng thương mại đã huy động 18.485 tỷ đồng qua kênh này, chiếm gần 64% tổng khối lượng phát hành trái phiếu doanh nghiệp trên thị trường.
Trong nửa đầu tháng 6 đã có 11.850 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp được phát hành ở thị trường trong nước. Trong đó, khối lượng phát hành trái phiếu của của nhóm ngân hàng tiếp tục dẫn đầu bảng với 5.900 tỷ đồng.
Ngân hàng tiếp tục đẩy mạnh phát hành trái phiếu trong 2 tháng gần đây và cả đầu tháng 6/2021. Sự phân hóa của các đợt phát hành thể hiện trên 2 nhóm lãi suất.
Nhóm 1: có mức lãi suất trái phiếu hành từ 6-7,8%/năm, mục đích phát hành nhằm tăng vốn cấp 2, như: VietinBank với 2 đợt huy động 1.585 tỷ đồng, lãi suất 6,47- 6,7%/năm; BIDV với 2 lô trái phiếu huy động 1.800 tỷ đồng, lãi suất từ 6,33- 6,9%/năm…
Nhóm 2: là các ngân hàng TMCP phát hành riêng lẻ huy động trái phiếu nhằm tăng vốn để phục vụ nhu cầu cho vay, lãi suất từ 3,7- 4,2%/năm, như SHB huy động 1.000 tỷ đồng trái phiếu lãi suất 3,8%/năm. TPBank huy động 2.600 tỷ đồng trái phiếu lãi suất từ 3,8-4,1%/năm… Tất cả các mức lãi suất trái phiếu trên đều thấp hơn lãi suất huy động 12- 24 tháng tại các ngân hàng này.
Các ngân hàng, doanh nghiệp ngoài việc phát hành cổ phiếu khi thị trường chứng khoán tăng mạnh cũng tiếp tục huy động vốn lớn bằng trái phiếu. Chẳng hạn ngân hàng ACB vừa công bố đã phát hành riêng lẻ 2.000 tỉ đồng trái phiếu cho 2 công ty chứng khoán trong nước. Số trái phiếu này có kỳ hạn 3 năm, mệnh giá 1 tỉ đồng/trái phiếu. Lãi trái phiếu được trả định kỳ 1 năm với mức lãi suất 4%/năm. Đến ngày 10.5, ngân hàng TPBank cũng công bố phát hành xong 600 tỉ đồng trái phiếu trực tiếp cho công ty chứng khoán trong nước với lãi suất cố định 4,1%/năm. Ngày 12.5, TPBank tiếp tục phát hành 1.000 tỉ đồng trái phiếu cho một công ty chứng khoán, kỳ hạn cũng là 3 năm với lãi suất chỉ 3,8%/năm. Hay vào ngày 18.5, Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB) cũng phát hành 1.000 tỉ đồng trái phiếu kỳ hạn 2 năm với lãi suất cố định 3,8%/năm cho 2 công ty chứng khoán trong nước. Tiền lãi được trả sau, định kỳ 1 năm/lần. Đây là trái phiếu doanh nghiệp không chuyển đổi, không kèm chứng quyền, không có tài sản bảo đảm. Còn VietinBank thì phát hành riêng lẻ 1.500 tỉ đồng trái phiếu vào đợt 1/2021 và 85 tỉ đồng trái phiếu vào đợt 2/2021. Lãi suất trái phiếu của Vietinbank dao động gần 6,5 – 6,7%/năm cho kỳ hạn 8 năm và kỳ hạn 15 năm..
Khi lãi suất tiết kiệm không còn hấp dẫn với người dân, các ngân hàng đang bước vào cuộc đua huy động vốn thông qua kênh phát hành trái phiếu.
Tĩnh Kiên