Thông Cổng thông tin điện tử Chính phủ, Chính phủ vừa ban hành Nghị quiết 68/NQ-CP Chương trình cắt giảm, đơn giản hóa qui định liên quan đến hoạt động kinh doanh giai đoạn 2020 – 2025.
Mục tiêu trong giai đoạn 2020-2025, cắt giảm, đơn giản hóa ít nhất 20% số qui định và cắt giảm ít nhất 20% chi phí tuân thủ qui định liên quan đến hoạt động kinh doanh.
Việc cắt giảm được áp dụng tại các văn bản đang có hiệu lực thi hành tính đến hết ngày 31-5-2020 được các bộ, cơ quan thống kê, tính chi phí tuân thủ và công bố lần đầu (trước ngày 31-10-2020).
Đồng thời, giảm tối đa số lượng văn bản hiện hành có qui định liên quan đến hoạt động kinh doanh thuộc thẩm quiền của bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ tướng Chính phủ, Chính phủ.
Nghị quiết 68 cũng yêu cầu ngăn chặn việc phát sinh những qui định không cần thiết, không hợp lí, không hợp pháp gây khó khăn cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, người dân…
Năm 2020, tập trung xây dựng và đưa vào sử dụng phần mềm thống kê, rà soát qui định liên quan đến hoạt động kinh doanh; Rà soát và kiến nghị cắt giảm, đơn giản hóa ngay những qui định không hợp lí, đang là rào cản, gây khó khăn cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Hàng năm, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ ban hành và tổ chức thực hiện kế hoạch cắt giảm, đơn giản hóa các qui định liên quan đến hoạt động kinh doanh để kịp thời cắt giảm, đơn giản hóa ngay những qui định không hợp lí, đang là rào cản, gây khó khăn cho hoạt động kinh doanh.
Trong bối cảnh kinh tế khó khăn bởi dịch COVID-19, mặc dù rất khó khăn về tài chính, nhưng đối với các doanh nghiệp, vấn đề họ mong mỏi nhất đó chính là sự hỗ trợ về mặt chính sác
Tại Hội nghị doanh nghiệp với Thủ tướng mới đây, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết cộng đồng DN còn nhiều kì vọng vào quiết sách và hành động mạnh mẽ hơn nữa từ phía các CQNN để đồng hành cùng doanh nghiệp chớp lấy cơ hội trong bối cảnh dịch bệnh hiện nay đang được kiểm soát tốt.
Điểm đáng chú ý trong các kiến nghị của doanh nghiệp là Chính phủ cần thực hiện triệt để hơn nữa việc đơn giản hóa các thủ tục hành chính; bảo đảm tính minh bạch, rõ ràng, nhất quan trong các qui định, chính sách; thái độ phục vụ và tính công minh, sát cánh cùng doanh nghiệp của đội ngũ cán bộ cấp thực thi.
“Đây là điều doanh nghiệp mong mỏi nhất từ cơ quan chính quiền hơn là hỗ trợ bằng tiền”, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhấn mạnh.
Trong thời gian qua, việc giảm điều kiện kinh doanh giúp giảm thời gian, chi phí và rủi ro cho cộng đồng doanh nghiệp đã được thúc đẩy. Cụ thể, theo Văn phòng Chính phủ, tính từ đầu nhiệm kì Chính phủ khóa XIV đến nay, Chính phủ đã cắt giảm, đơn giản hóa 3.893/6.191 điều kiện kinh doanh, 6.776/9.926 danh mục hàng hóa phải kiểm tra chuyên ngành và 30/120 thủ tục hành chính liên quan đến kiểm tra chuyên ngành.
Tuy nhiên, nhiều chuyên gia vẫn cho rằng, việc cắt bỏ các điều kiện kinh doanh hầu như mới chủ yếu cắt giảm về số lượng nên vẫn chưa tạo thuận lợi để doanh nghiệp phát triển. Trong các qui định hiện hành vẫn còn các điều kiện kinh doanh không cần thiết, không hợp lí hoặc không có ý nghĩa về hiệu quả quản lí Nhà nước.
Thực tế, việc cắt giảm chủ yếu giảm số lượng, hầu hết các lĩnh vực đều chỉ là đơn giản hóa, tức giảm bớt yêu cầu nhiều hơn là cắt bỏ. Song, những yêu cầu này thì lại không có cơ sở cụ thể, tiêu chí cũng không rõ ràng. Điều kiện kinh doanh cắt bỏ chủ yếu chỉ cắt giảm về số lượng nhưng điều kiện kinh doanh vẫn tồn tại, điều kiện nằm trong điều kiện.
Theo ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng ban Pháp chế Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), để cắt giảm được thực chất trong thời gian tới, quá trình soạn thảo Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư sửa đổi cần tiếp tục thúc đẩy tự do kinh doanh, xỏa bỏ rào cản gia nhập thị trường.
Hoàng Trung
Theo Kinh tế & Tiêu dùng
Link gốc: https://kinhtetieudung.phapluatxahoi.vn/cat-giam-dieu-kien-kinh-doanh-khoi-thong-nguon-luc-tang-truong-20200514113255923.htm