Sau khi nhiều tỉnh, thành phía Bắc có động thái chấn chỉnh tình trạng đầu cơ, ” sốt đất ” ảo, thời gian gần đây, hàng loạt địa phương như Quảng Ngãi, Bà Rịa – Vũng Tàu, Khánh Hòa, Đồng Nai… cũng đã cấp tốc ban hành văn bản nhằm ngăn chặn tình trạng vi phạm về đất đai.
Tình trạng phân lô, bán nền, xây dựng trái phép cũng diễn ra ồ ạt “ăn theo” sân bay Long Thành, khiến lãnh đạo tỉnh Đồng Nai phải có buổi làm việc với các sở, ngành trên địa bàn.
Mới đây, UBND tỉnh Quảng Ngãi cũng đã ban hành công văn về việc quản lý chặt chẽ việc chuyển mục đích sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn tỉnh.
Còn tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, ngày 24/12 vừa qua, UBND tỉnh này cũng đã phát đi văn bản yêu cầu đơn vị chức năng tăng cường công tác quản lý đất đai, quy hoạch và xây dựng trên địa bàn.
“Rất nhiều dự án thông thường không được công bố ra thị trường ngay vì còn đang lập quy hoạch, chưa rõ ràng. Do đó, nếu nhà đầu tư vội vàng ra quyết định để có thể đỡ nhỡ sóng thì có thể đó là sự vội vàng”, bà Đỗ Thị Thu Hằng, Giám đốc cấp cao bộ phận Tư vấn và Nghiên cứu, Savills Hà Nội, nhận định.
“Khi các nhà đầu tư đầu tư vào các huyện lên quận cần tránh mua đất ruộng, đất vườn. Vì nếu mua đất ruộng, đất vườn khi vào quy hoạch sẽ bị giải phóng đền bù, gặp phải các vấn đề phức tạp về mặt pháp lý”, ông Vũ Cương Quyết, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Dịch vụ và Điạ ốc Đất Xanh Miền Bắc, cho biết. Nhiều chuyên gia cho rằng cần phải quy trách nhiệm cụ thể cho người đứng đầu địa phương; bên cạnh đó phải công khai, minh bạch thông tin, tiến độ các dự án… để người dân, doanh nghiệp có thể nắm được, từ đó không chạy theo các cơn “sốt đất” ảo.
Ông Nguyễn Mạnh Khởi, Phó cục trưởng Cục Quản lý nhà và Thị trường BĐS (Bộ Xây dựng), cho biết: Bộ Xây dựng đã chỉ đạo các địa phương sẽ tăng cường kiểm soát hoạt động của các sàn giao dịch BĐS, các tổ chức, cá nhân hành nghề môi giới BĐS, đồng thời chấn chỉnh hành vi mua bán trao tay nhiều lần, thổi giá gây nhiễu loạn thông tin thị trường BĐS.
Tại huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa, trước thông tin huyện này được định hướng nghiên cứu trở thành “vùng đô thị sân bay hiện đại”, giá đất tại đây đã tăng từ 30 – 50% kể từ tháng 11 vừa qua. Tuy nhiên, bất chấp giá tăng mạnh, nhiều nhà đầu tư vẫn mua với kỳ vọng, khi các “ông lớn” bất động sản triển khai dự án, giá đất sẽ tăng gấp 2 – 3 lần. “Chỉ cho phép chuyển mục đích sử dụng đất sang đất ở đối với các thửa đất nằm trong khu dân cư hiện có, đáp ứng được điều kiện khu vực. Nghiêm cấm việc chuyển mục đích sử dụng đất đối với các thửa đất nằm ngoài khu vực dân cư hiện hữu, gây ra tình trạng phân lô, bán nền bát nháo trên địa bàn tỉnh”, ông Phan Việt Hoàng, Tổng Thư ký Hội môi giới Bất động sản Khánh Hòa nhấn mạnh. UBND tỉnh Khánh Hòa xây dựng danh mục các dự án xúc tiến đầu tư trọng điểm, hiện có khá nhiều nhà đầu tư chiến lược đang đề xuất nhiều dự án có quy mô lớn tại tỉnh này. Khi các nhà đầu tư đang trong giai đoạn tìm hiểu, làm việc với lãnh đạo tỉnh thì ngay lập tức có nhiều thông tin lan truyền để nâng giá đất. Một số môi giới đất đổ trụ bê tông, chôn cột mốc để những khách hàng cả tin rằng đó là vị trí cột mốc của các dự án sắp triển khai.
Mặc dù nhiều chuyên gia đã liên tục cảnh báo xu hướng đầu tư đi trước đón đầu theo tin đồn quy hoạch. Tuy nhiên, nhiều nhà đầu tư, đặc biệt là những người ít kinh nghiệm vẫn là tín đồ của xu hướng này và phải nhận cái kết đắng. Những năm gần đây, khi quỹ đất tại trung tâm Hà Nội gần như đã cạn kiệt, cùng đó giá đất ngày một tăng cao. Theo đó, nhiều nhà đầu tư đã có xu hướng dịch chuyển đến cùng ven và các tỉnh tìm kiếm cơ hội đầu tư, khiến giá đất cũng tăng đột biến. Cùng sức nóng của nhu cầu đầu tư, nhiều người đã đổ hết vốn liếng để đầu tư đất đai, nhà cửa ở các khu vực ven đô, nhất là những nơi có thông tin quy hoạch hạ tầng, khu đô thị,… Tuy nhiên, nhiều trường hợp do không tìm hiểu kỹ thông tin dự án và đặt niềm tin quá lớn, dẫn đến việc nhà đầu tư bị thiệt hại nặng nề, thậm chí lỗ cả tỷ đồng.
Những tháng cuối năm, nhiều khu vực giá đất đã trở nên “nóng bỏng” tay, thậm chí chỉ trong vài ngày có thể tăng đến 30%. Đối với khoảng thời gian thị trường đang sôi động, nhiều nhà đầu tư trước đó sẽ luôn tranh thủ chốt lãi khi đã đạt kỳ vọng. Tuy nhiên, tâm lý lạ đang xuất hiện ở các nhà đầu tư lâu năm, dù giá đất đã tăng gấp 2 lần so với thời điểm xuống tiền nhưng quyết không chịu bán, điều này xuất phát từ nhiều yếu tố lạm phát, vị trí mảnh đất,… Bên cạnh đó, thay vị liên tục tung tin quy hoạch, khoe ảnh đặt cọc để làm thị trường thì nhiều môi giới bất động sản đang tỏ ra e ngại trước việc nhà đầu tư không chịu bán, trong khi nguồn cung mới đã hết hàng.
Tổng Hợp